Phát hiện hóa thạch thương long có bộ răng giống cá mập

Loài quái vật tiền sử sống ở ven biển châu Phi cách đây 66 triệu năm sử dụng hàm răng lợi hại để cắn đứt đôi con mồi.

Các nhà nghiên cứu phát hiện hóa thạch của một loài thương long mới, thằn lằn biển cổ đại sống cùng thời với khủng long. Loài vật này có hàm răng sắc như cá mập, giúp nó sở hữu nhát cắn chí mạng. Phát hiện mới giúp tăng thêm độ đa dạng của bò sát biển ở cuối kỷ Phấn Trắng, chỉ ra chúng phân hóa cao độ trước sự kiện thiên thạch xóa sổ khủng long cách đây 66 triệu năm.

Phát hiện hóa thạch thương long có bộ răng giống cá mập
Phục dựng Xenodens calminechari săn mồi. (Ảnh: Đại học Bath).

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Bath tìm thấy hóa thạch của Xenodens calminechari ở lớp trầm tích phosphate tại Morocco. Theo tiến sĩ Nick Longrich, giảng viên lâu năm tại Trung tâm Tiến hóa Milner của Đại học Bath, trưởng nhóm nghiên cứu, cách đây 66 triệu năm, vùng ven biển châu Phi là vùng biển nguy hiểm nhất thế giới. Độ đa dạng của động vật săn mồi tại đó vượt xa mọi nơi khác trên hành tinh.

Vào cuối kỷ Phấn Trắng, Morocco ngập bên dưới vùng biển nhiệt đới. Các loài thương long sống ở khu vực này rất đa dạng. Một số động vật ăn thịt khổng lồ dưới biển sâu có hình dáng giống cá nhà táng thời nay, nhiều loài khác lại sở hữu hàm răng đồ sộ và dài tới 10m. Đó là những loài săn mồi hàng đầu. Chúng tồn tại song song cùng với xà đầu long cổ dài, rùa biển khổng lồ và cá răng kiếm. Dù loài thằn lằn mới phát hiện chỉ nhỏ ngang cá heo, hàm răng sắc như dao cho phép chúng cắn đứt đôi con mồi và săn động vật lớn hơn cả trọng lượng cơ thể.

Thương long tồn tại cùng với khủng long trước khi thiên thạch rơi xuống và xóa sổ 90% động vật trên Trái đất. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ ra hệ sinh thái không bị suy thoái trước sự kiện đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải mã cách động vật cổ đại chuyển đổi từ sống dưới nước sang trên cạn

Giải mã cách động vật cổ đại chuyển đổi từ sống dưới nước sang trên cạn

Các nhà nghiên cứu vừa giải trình tự toàn bộ bộ gene của loài cá phổi Úc (Neoceratodus forsteri) đang bị đe dọa.

Đăng ngày: 23/01/2021
Cốc rượu kỳ dị

Cốc rượu kỳ dị "uống mãi không hết" trong ngôi mộ cổ: Sự thật chỉ được hé lộ sau khi chụp X-quang

Các bài thơ của thi sĩ Lý Bạch từng đề cập đến chiếc cốc rượu uống không bao giờ cạn. Cuối cùng thì chiếc cốc ấy đã được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ tại Nam Kinh, Trung Quốc.

Đăng ngày: 22/01/2021
Giun ăn thịt khổng lồ từng lang thang dưới đáy biển cổ đại

Giun ăn thịt khổng lồ từng lang thang dưới đáy biển cổ đại

Phân tích các lớp hóa thạch đáy biển cổ đại, các nhà khoa học đã tái tạo lại ổ của một loài sâu khổng lồ dưới nước ẩn mình trong lớp trầm tích trước khi lao lên phục kích con mồi.

Đăng ngày: 22/01/2021
Xây nhà, đào trúng 154 mộ cổ đầy châu báu 4.000 năm

Xây nhà, đào trúng 154 mộ cổ đầy châu báu 4.000 năm

Gần 3.000 món trang sức, 80 món vũ khí được chế tác tinh xảo và hàng loạt cổ vật giá trị khác đã được đào lên từ các mộ cổ nằm trong một khu định cư Anglo-Saxon 4.000 năm tuổi tại Anh.

Đăng ngày: 22/01/2021
Phát hiện hóa thạch sao biển cổ xưa nhất thế giới

Phát hiện hóa thạch sao biển cổ xưa nhất thế giới

Hóa thạch 480 triệu năm tuổi với những cánh tay hiện rõ giúp các nhà khoa học tìm hiểu mắt xích quan trọng trong quá trình sao biển tiến hóa.

Đăng ngày: 22/01/2021
Tìm thấy hóa thạch bọ sát thủ 50 triệu năm tuổi

Tìm thấy hóa thạch bọ sát thủ 50 triệu năm tuổi

Hóa thạch hiếm được tìm thấy tại Colorado cho thấy bọ sát thủ vằn xuất hiện sớm hơn 25 triệu năm so với những gì giới khoa học từng nghĩ.

Đăng ngày: 21/01/2021
Khai quật hầm mộ cổ nghìn năm tuổi ở Ai Cập, tìm thấy

Khai quật hầm mộ cổ nghìn năm tuổi ở Ai Cập, tìm thấy "Cuốn sách của người chết" dài 4m

Đây là một bản thảo mà người Ai Cập cổ đại sử dụng để dẫn đường người đã khuất qua thế giới bên kia.

Đăng ngày: 21/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News