Phát hiện hơn 2.000 tỷ dải ngân hà tồn tại trong vũ trụ

Số lượng dải ngân hà tồn tại trong vũ trụ trên thực tế đạt tới 2.000 tỷ, nhiều gấp 20 lần so với tính toán trước đây.

Phát hiện mới này đã được công bố trên Tạp chí thiên văn học "Astronomical Journal" ngày 13/10.

Các nhà thiên văn học của Anh đã thu được kết quả bất ngờ trên nhờ những hình ảnh 3D dựng lên từ những bức ảnh không gian sâu do kính thiên văn Hubble ghi lại trong 20 năm qua.

Xem xét những hình ảnh này vào nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử vũ trụ, cùng với những thuật toán học hiện đại, các nhà thiên văn đã có thể suy luận ra số lượng dải ngân hà "giấu mình" trong những khoảng không gian mà kính thiên văn chụp được.


Các nhà khoa học mới chỉ khám phá được 10% dải ngân hàng tồn tại trong khoảng không gian vũ trụ được xác định.

Tuy nhiên, giới thiên văn học khẳng định với công nghệ hiện đại ngày nay, các nhà khoa học mới chỉ khám phá được 10% dải ngân hàng tồn tại trong khoảng không gian vũ trụ được xác định, còn 90% dải ngân hà còn lại vẫn là sự bí ẩn.

Trên thực tế, việc tìm hiểu có bao nhiều dải ngân hà trong vụ trụ bao la đã trở thành câu đố đối với giới thiên văn học kể từ sau khi nhà thiên văn học người Mỹ Edwin Hubble năm 1924 phát hiện Andromeda là một thiên hà hoàn toàn độc lập bên cạnh dải ngân hà chứa tinh cầu Trái Đất.

Kể cả cho đến bây giờ khi ngành thiên văn học với trình độ kỹ thuật hiện đại cũng không thể tính toán chính xác con số này.

Qua nghiên cứu này, các nhà thiên văn phát hiện số lượng dải ngân hàng trong một khoảng không gian vũ trụ ở được xác định vào thời điểm khi vũ trụ mới vài tỷ năm tuổi, nhiều gấp 10 lần so với hiện nay.

Lý giải về sự suy giảm này, các nhà thiên văn học cho rằng có thể đã xảy ra quá trình tiến hóa nào đó trong quá trình hợp nhất của các hệ ngân hà.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News