Phát hiện hồng hạc đen hiếm
Một con hồng hạc đen hiếm lần đầu tiên được phát hiện trên đảo Síp, Địa Trung Hải.
Phát hiện con chim hồng hạc đen hiếm
Chim hồng hạc đen nổi bật giữa đàn chim hồng hạc có màu sáng đặc trưng. (Ảnh: Reuters)
Con chim hồng hạc được nhìn thấy hôm 8/4, khi đang bắt mồi ở một hồ muối thuộc trung tâm môi trường Akrotiri, phía nam đảo Síp. Toàn thân nó có màu đen, khác biệt với những con bên cạnh có bộ lông màu sáng.
Theo Reuters, con chim hồng hạc này có thể mắc chứng nhiễm hắc tố (melanism), sản sinh ra nhiều sắc tố melanin và biến nó thành màu tối, khác với màu hồng sáng thông thường.
"Một con chim nhiễm hắc tố là trường hợp rất hiếm. Về cơ bản, nó trái ngược với hiện tượng bạch tạng và tạo ra nhiều melanin hơn bình thường", Pantelis Charilaou, người đứng đầu tổ chức môi trường tại khu vực này cho hay.
Các chuyên gia cho biết nó có thể giống với cá thể từng được phát hiện ở Israel năm 2014.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Thói quen ngủ lạ thường của các loài động vật
Nhiều loài động vật tập tính ngủ độc đáo như ngủ đứng, ngủ trong khi bơi hoặc không ngủ suốt vòng đời.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.
