Phát hiện kho báu năng lượng khổng lồ trong lòng đất

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra một kho báu năng lượng quý giá tại Pennsylvania (Hoa Kỳ).

Bên dưới lòng đất của tiểu bang Pennsylvania, đông bắc Hoa Kỳ ẩn chứa một trong những mỏ khí đá phiến lớn nhất thế giới, có tên là Marcellus.

Chúng được khai thác trong gần 20 năm qua và các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Pittsburgh (Hoa Kỳ) vừa có một khám phá thú vị từ nước thải của mỏ khí này.

Phát hiện kho báu năng lượng khổng lồ trong lòng đất
Một dàn khoan tại mỏ khí đá phiến ở Pennsylvania (Ảnh: Futura Science).

Nước thải từ kỹ thuật cắt phá thủy lực (fracking) đã mang lại kho báu năng lượng khổng lồ. Fracking là kỹ thuật làm nứt gãy một khối đất đá lớn bằng cách phun chất lỏng áp lực cao. Kỹ thuật này cho phép chúng ta có thể khai thác dầu hoặc khí gas trong các chất nền quá dày đặc.

Nghiên cứu cho thấy, mỏ Marcellus chứa đủ lithium để cung cấp 40% nhu cầu sử dụng của Hoa Kỳ.

Lithium là một trong những thành phần chính trong pin xe điện, điện thoại di động hay nhiều thiết bị điện tử khác mà chúng ta dùng hằng ngày. Do đó, Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ coi là một yếu tố quan trọng trong lĩnh vực năng lượng.

Khai thác khí đá phiến ở Pennsylvania để lại một lượng nước thải rất lớn. Khi tới vùng đá phiến, ở độ sâu từ 1000 đến 3000m, nhà sản xuất bắt đầu sử dụng kỹ thuật thủy lực cắt phá. Họ bơm hàng triệu lít nước với áp suất rất cao để làm nứt đá. Khí sau đó được giải phóng lên bề mặt.

Chất lỏng bao gồm 99% nước, trộn với cát dùng để giữ cho các vết nứt gãy mở ra. Các nhà khoa học thêm các hợp chất hóa học, chẳng hạn như chất tẩy và chất kháng khuẩn, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chiết khí.

Quá trình khai thác khí đá phiến ở Pennsylvania từng gây sự tranh cãi rất lớn đối với hệ sinh thái và môi trường. Nhiều tổ chức lo rằng, nước thải ở đây chứa các chất hóa học có thể làm ô nhiễm nguồn đất, nước và tồn tại các chất gây ung thư cho con người.

Chính vì thế việc chiết xuất lithium từ loại nước thải này có thể mang lại lợi ích kép: Nó vừa giảm thiểu tác động đến môi trường, đồng thời có thể cung cấp lithium để lưu trữ năng lượng trong sản xuất pin.

Hiện các nhà khoa học đã nghiên cứu đã thành công trong việc chiết xuất lithium từ nước với hiệu suất hơn 90%.

Hiện tại, lượng lithium mà Hoa Kỳ cần chủ yếu được khai thác từ hồ nước mặn ở quốc gia Chile. Trước khi nó có thể tích hợp vào pin để lưu trữ năng lượng, lithium sẽ được vận chuyển qua các nhà máy Trung Quốc để xử lý.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyện gì xảy ra nếu bay qua nơi xảy ra động đất?

Chuyện gì xảy ra nếu bay qua nơi xảy ra động đất?

Động đất có thể gây ra một số vấn đề cho máy bay chở khách thương mại, nhưng không phải do các sóng sinh ra khi mặt đất rung chuyển.

Đăng ngày: 16/05/2024
Làm thế nào túi khí bung ra gần như tức thời khi xảy ra tai nạn ô tô?

Làm thế nào túi khí bung ra gần như tức thời khi xảy ra tai nạn ô tô?

Túi khí được thiết kế để bảo vệ hành khách trong trường hợp xảy ra tai nạn ô tô bằng cách giảm bớt tác động của va chạm.

Đăng ngày: 16/05/2024

"Cấm địa" ở Trung Quốc: 700 năm không ai dám vào, nhà khảo cổ mạo hiểm dấn thân phát hiện cảnh gây sốc

Bên trong vùng núi tăm tối này đang ẩn chứa bí mật gì?

Đăng ngày: 15/05/2024
Giới thiệu siêu du thuyền chạy bằng pin hydro đầu tiên trên thế giới

Giới thiệu siêu du thuyền chạy bằng pin hydro đầu tiên trên thế giới

Công ty Feadship giới thiệu mẫu siêu du thuyền chạy bằng pin nhiên liệu hydro không khí thải, hứa hẹn cách mạng hóa phương tiện hạng sang này.

Đăng ngày: 15/05/2024
Phá kỷ lục thế giới ở tuổi 106, cụ ông nói ai cũng có khả năng hơn mình tưởng

Phá kỷ lục thế giới ở tuổi 106, cụ ông nói ai cũng có khả năng hơn mình tưởng

Tổ chức Kỷ lục Guinness vừa ghi nhận cụ ông Alfred " Al" Blaschke là người nhảy dù đôi cao tuổi nhất thế giới khi thực hiện việc này ở tuổi 106.

Đăng ngày: 15/05/2024
Magma xì khỏi lớp phủ Trái đất, sủi bọt bên dưới Đức - Czech?

Magma xì khỏi lớp phủ Trái đất, sủi bọt bên dưới Đức - Czech?

Các trận động đất kỳ lạ ở vùng Vogtland - Đức, giáp biên giới Czech, có thể là dấu hiệu của một hoạt động bất thường trong lòng Trái đất.

Đăng ngày: 14/05/2024
Pin bền nhất thế giới vẫn hoạt động sau 180 năm

Pin bền nhất thế giới vẫn hoạt động sau 180 năm

Một bộ pin ở Đại học Oxford khiến hai chiếc chuông reo liên tục suốt 180 năm nhưng không ai biết chính xác tại sao nó hoạt động lâu như vậy.

Đăng ngày: 14/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News