Vì sao nước trong hồ không thấm hết vào lòng đất?

Đất có khả năng hấp nạp nước cao, vậy tại sao nước trong những hồ lớn lại không ngấm hết tất cả xuống lòng đất?

Đầu quan trọng trước tiên cần phải khẳng định đó là chắc chắn có một lượng nước trong các hồ đã thấm xuống đất. Con người thường không để ý vì lượng nước bị mất sẽ nhanh chóng được bổ sung nhờ vào những cơn mưa. Thông thường, nước hồ sẽ không bị đất hấp thu với tốc độc nhanh. Như thể đã có một lớp khiên thần kỳ chặn ở giữa giúp giữ nước ở lại, tạo thành những hồ lớn có tuổi thọ hàng trăm năm.

Điều kỳ lạ ở đây lại chẳng hề khó lí giải như chúng ta tưởng. Hãy tưởng tượng khi ai đó đặt một phiến đá xuống đất và tưới một ít nước lên đó. Nước sẽ không chảy xuyên qua phía bên kia của phiến đá. Thay vào đó, nó sẽ tràn ra ngoài.


Khi nước và đất được ngăn cách bởi lớp đá, quá trình hấp thu nước của đất sẽ không diễn ra.

Cơ chế tương tự cũng xảy ra đối với các hồ có lớp đáy tích tụ đá. Nếu dưới đáy hồ có nhiều đá thì sẽ có rất ít khoảng trống ở giữa để nước có thể lọt qua. Khi nước và đất được ngăn cách bởi lớp đá, quá trình hấp thu nước của đất sẽ không diễn ra.

Ngay cả trong trường hợp có những khoảng trống, các hồ vẫn thường tích tụ rất nhiều trầm tích như cát, phù sa và đất sét, giúp lấp đầy những khoảng trống đó. Trong một thời gian dài, đáy ao tự tiến hóa và thay đổi. Các vật liệu lắng xuống và các hạt nhỏ hoặc trầm tích lấp đầy các lỗ trống lớn.

Tuy nhiên, nước cũng có thể thoát ra ngoài hồ bằng những cách khác - cụ thể là bay hơi. Cuối cùng nhận định, khả năng mất nước cao hơn sẽ đến từ hướng trên trời chứ không phải từ phía dưới đất. Nhưng nhờ hiện tượng hóa sinh học được gọi là chu trình tuần hoàn nước, về mặt lý thuyết, lượng nước bị mất đi do bay hơi sẽ được bổ sung bằng lượng mưa.

Về lý thuyết là vậy nhưng một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 năm 2023 cho thấy hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới (bao gồm cả hồ tự nhiên và hồ nhân tạo) đang cạn kiệt. Theo các nhà nghiên cứu, 56% sự suy giảm đó là do tiêu dùng của con người và sự nóng lên của khí hậu, điều này làm tăng lượng nước bị mất do bốc hơi.

Vì vậy, dù các hồ nước để lâu không tự ngấm hết xuống đất nhưng nguy cơ thất thoát do bốc hơi cũng là một vấn đề mà con người nên để mắt tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m, cứ mọc thêm là bị sụp đổ?

Tại sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m, cứ mọc thêm là bị sụp đổ?

Trên sao Hỏa có đỉnh núi cao gấp gần 3 lần đỉnh núi Everest, tại sao?

Đăng ngày: 29/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News