Tại sao không thể lấp "Cổng địa ngục" cháy 50 năm ở Turkmenistan?

Hố rò rỉ methane còn gọi là "Cổng địa ngục" cháy suốt khoảng 50 năm rất khó xử lý vì nếu chỉ lấp miệng hố, khí vẫn sẽ thoát ra gây hại cho môi trường.

Các nhà môi trường học và chính phủ Turkmenistan ngày càng chú ý đến hố lửa Darvaza do những đóng góp của nó đến quá trình biến đổi khí hậu, Newsweek hôm 21/6 đưa tin. Hố lửa Darvaza, được mệnh danh là "Cổng địa ngục" của Turkmenistan, đã phun khí methane vào khí quyển suốt khoảng 50 năm.

Tại sao không thể lấp Cổng địa ngục cháy 50 năm ở Turkmenistan?
Hố lửa Darvaza, nơi được mệnh danh là "Cổng địa ngục" của Turkmenistan. (Ảnh: Giles Clarke).

Methane, thành phần chính của khí tự nhiên, là loại khí nhà kính gây ấm lên toàn cầu mạnh gấp 80 lần CO2 trong 20 năm đầu tiên bay vào khí quyển, theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc.

"Theo tôi biết, miệng hố hình thành từ thời Liên Xô, khi Liên Xô cố gắng khoan lấy khí đốt tự nhiên tại đây. Vào thời điểm đó, công nghệ khoan chưa đủ tinh vi và giàn khoan bị sập, khí tự nhiên bắt đầu thoát ra, bay vào khí quyển thay vì được thu giữ", Stefan Green, giám đốc Cơ sở Hệ vi sinh vật và Hệ gene học thuộc Đại học Rush, Mỹ, cho biết.

Sau đó, miệng hố bị đốt cháy, chưa rõ có phải do cố ý hay không. "Nếu là cố ý, có thể mục đích là đốt hết khí thay vì để khí thoát ra không kiểm soát", Green nhận định.

Hố lửa Darvaza rộng 70m và sâu 20m. Năm 2022, tổng thống Turkmenistan chỉ thị các quan chức tìm cách dập lửa và thu giữ khí methane thoát ra. "Khí tự nhiên bốc lên mất kiểm soát là một thảm họa môi trường và việc đốt cháy thực chất cũng mang lại lợi ích. Bằng cách này, methane được chuyển đổi thành CO2. Việc giải phóng CO2 cũng có hại cho sự ấm lên toàn cầu, nhưng không gây hại bằng methane", Green cho biết.

Một trong những đề xuất phổ biến là lấp đầy miệng hố. Nhưng Green cho rằng cách này khó có thể giải quyết tình hình. "Về cơ bản, bạn có một vụ rò rỉ khí quy mô lớn. Trừ khi bạn bịt được chỗ rò rỉ, còn không thì lấp miệng hố là vô ích vì khí vẫn sẽ thoát ra. Tôi nghĩ lấp đầy miệng hố sẽ không thể ngăn rò rỉ. Để ngăn rò rỉ, có thể cần khoan một số chỗ gần miệng hố để kéo khí ra khỏi miệng hố", ông nói.

Bên cạnh đó, quá tập trung vào lấp miệng hố cũng có thể làm sao nhãng việc khắc phục những nguồn phát thải methane chính của Turkmenistan. Đây là một trong những nước phát thải methane lớn nhất thế giới, phần lớn do rò rỉ từ quá trình sản xuất dầu khí, với mức phát thải tương đương hơn 70 triệu tấn CO2 mỗi năm, theo website Our World In Data.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao xác tàu Titanic vẫn chưa được trục vớt sau 111 năm?

Vì sao xác tàu Titanic vẫn chưa được trục vớt sau 111 năm?

Việc khôi phục lại di tích từ các thảm kịch của lịch sử không phải lúc nào cũng dễ dàng, và đó chính là trường hợp của việc trục vớt xác con tàu huyền thoại Titanic.

Đăng ngày: 22/06/2023
Vì sao ngày càng có nhiều loài động vật tiến hóa để thành cua?

Vì sao ngày càng có nhiều loài động vật tiến hóa để thành cua?

Cơ thể giống cua thuận lợi về mặt tiến hóa đến mức chúng đã tiến hóa ít nhất năm lần khác nhau.

Đăng ngày: 21/06/2023
Vì sao máy điều hòa ở Đông Nam Á ngốn điện hơn nơi khác?

Vì sao máy điều hòa ở Đông Nam Á ngốn điện hơn nơi khác?

Con người cảm thấy nóng hơn khi độ ẩm cao, nhưng máy điều hòa hiện nay lại không tối ưu cho việc hút ẩm không khí, mà chỉ tập trung làm mát.

Đăng ngày: 21/06/2023
Vì sao sau khi dùng được một thời gian, ốp trong suốt lại ngả vàng?

Vì sao sau khi dùng được một thời gian, ốp trong suốt lại ngả vàng?

Ốp lưng trong suốt cho thiết bị công nghệ thường chuyển sang màu vàng sau một thời gian dài sử dụng.

Đăng ngày: 21/06/2023
Tại sao người Mỹ lại

Tại sao người Mỹ lại "phát cuồng" với món dưa chua đến vậy?

Sau món thịt xông khói và nước sốt salad Ranch, một cơn sốt dưa chua đang càn quét khắp nước Mỹ.

Đăng ngày: 20/06/2023
Vì sao phụ nữ khó ngủ hơn đàn ông?

Vì sao phụ nữ khó ngủ hơn đàn ông?

Thay đổi hormone liên quan đến sinh sản và thời kỳ mãn kinh khiến cho phụ nữ có xu hướng gặp nhiều vấn đề giấc ngủ hơn so với nam giới.

Đăng ngày: 20/06/2023
Vì sao vào Tết Đoan Ngọ người ta lại ăn thịt vịt?

Vì sao vào Tết Đoan Ngọ người ta lại ăn thịt vịt?

Rượu nếp, vải thiều, mận hay bánh ú tro là những món đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ. Vào ngày này, ở nhiều nơi, người ta còn ăn thịt vịt.

Đăng ngày: 19/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News