Phát hiện kho vũ khí La Mã hơn 2.000 năm tuổi

Các nhà khảo cổ tìm thấy một kho tàng hiện vật khổng lồ của những người lính La Mã trong khu định cư Son Catlar ở Tây Ban Nha.

Theo một tuyên bố của Viện Nghiên cứu Khảo cổ học và Di sản Lịch sử (INAPH) thuộc Đại học Alicante, khám phá được thực hiện vào tuần trước, bao gồm một loạt hiện vật như dao, mũi tên ba đầu, mũi giáo, phi tiêu, dụng cụ phẫu thuật và một chiếc thìa bằng đồng. Chúng có niên đại vào khoảng năm 100 trước Công nguyên.


Một mảnh lưỡi dao cùng các hiện vật khác trong kho vũ khí ở Son Catlar. (Ảnh: Đại học Alicante).

Son Catlar khu định cư lớn nhất thuộc thời kỳ Talayotic - thuật ngữ mô tả xã hội tồn tại trên quần đảo Gymnesian của Tây Ban Nha trong suốt thời kỳ đồ sắt. Địa điểm này được bao quanh bởi một bức tường đá kiên cố có chu vi khoảng 900 m, cùng với các cổng và tháp lính canh.

Hãng tin La Vanguardia cho biết rằng bức tường có niên đại vào giữa thế kỷ thứ 5 và thứ 4 trước Công nguyên. Điều đó có nghĩa là nó xuất hiện trước cả khi những người lính La Mã đến chiếm đóng quần đảo vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên. Người Talayotic đã áp dụng nhiều kỹ thuật phức tạp để xây tường, bao gồm việc dùng các khối đá khổng lồ xếp lên nhau mà không cần vữa.


Một cửa ngõ liên kết với cổng và tường rào trong khu định cư Son Catlar. (Ảnh: Đại học Alicante).

Theo Đại học Alicante, khu định cư Son Catlar đã được người dân địa phương cải tạo một vài lần để đối phó với cuộc chiến tranh Punic giữa người La Mã và Carthage, diễn ra từ năm 264 đến năm 146 trước Công nguyên, và cuộc chinh phục của người La Mã trên quần đảo vào năm 123 trước Công nguyên.

Các cuộc khai quật tại Son Catlar đã được tiến hành từ năm 2016 cho đến nay. Kho vũ khí mới được phát hiện gần một cửa ngõ uốn cong và đóng vai trò là một phần trong hệ thống phòng thủ của khu định cư.

"Son Catlar có ý nghĩa vô giá đối với các nhà khảo cổ vì nó cung cấp rất nhiều phạm vi để nghiên cứu về xung đột và chiến tranh trong quá khứ", trưởng nhóm khai quật Fernando Prados tại Đại học Alicante nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News