Phát hiện khối nước khổng lồ mất tích ở Đại Tây Dương

Khối nước mới phát hiện mang tên Nước xích đạo Đại Tây Dương trải dài từ Brazil tới Tây Phi.

Các nhà khoa học tìm thấy khối nước chưa từng được phát hiện trước đây ở giữa Đại Tây Dương. Đó là một khối nước khổng lồ trải dài ngang qua Đại Tây Dương, từ Brazil tới vịnh Guinea, gần Tây Phi, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters. Khối nước mang tên Nước xích đạo Đại Tây Dương hình thành dọc theo xích đạo khi dòng hải lưu đại dương trộn lẫn các vùng nước ở phía nam và bắc, Live Science hôm 22/11 đưa tin.

Phát hiện khối nước khổng lồ mất tích ở Đại Tây Dương
Biển Đại Tây Dương trong một cơn bão. (Ảnh: Alamy).

Trước khi phát hiện Nước xích đạo Đại Tây Dương, các nhà khoa học nhận thấy nước trộn lẫn dọc xích đạo ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nhưng chưa bao giờ xảy ra ở Đại Tây Dương. Theo Viktor Zhurbas, nhà vật lý và hải dương học ở Viện Shirshov tại Moskva, khối nước mới nhận dạng cho phép họ hoàn thiện mô hình hiện tượng của các khối nước cơ bản trên thế giới.

Không đồng nhất ở mọi nơi, nước đại dương là sự chắp vá từ nhiều khối và tầng nước nối liền lẫn nhau, trộn lẫn và phân tách liên tục bởi dòng hải lưu, xoáy nước, thay đổi về nhiệt độ và độ mặn. Khối nước là những phần đặc trưng của mạng lưới này, mỗi khối nước có cùng đặc điểm địa lý, lịch sử hình thành và tính chất chung như mật độ và đồng vị hòa tan của oxy, nitrate và phosphate. Để phân biệt khối nước, các nhà hải dương học lập đồ thị quan hệ giữa nhiệt độ và độ mặn trên đại dương, kết hợp hai phép đo để xác định mật độ của nước biển.

Năm 1942, đồ thị nhiệt độ - độ mặn này dẫn tới phát hiện nước xích đạo ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hình thành từ quá trình trộn lẫn nước ở phía bắc và nam, cả nước xích đạo Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều có nhiệt độ và độ mặn cong theo các đường mật độ không đổi, dễ dàng phân biệt với nước xung quanh. Tuy nhiên, quan hệ như vậy chưa từng được ghi nhận ở Đại Tây Dương.

Để tìm kiếm khối nước thất lạc, nhóm nghiên cứu xem xét dữ liệu thu thập bởi chương trình Argo, một tập hợp phao bán chìm tự động rác rác khắp các đại dương trên thế giới. Sau khi phân tích dữ liệu thu thập bởi mạng lưới phao nổi, các nhà nghiên cứu nhận thấy một đường cong nhiệt độ - độ mặn song song với đường cong giúp đánh dấu khối nước trung tâm Bắc Đại Tây Dương và Nam Đại Tây Dương. Đó chính là Nước xích đạo Đại Tây Dương. Sau khi xác định khối nước này, nhóm nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn những quá trình pha trộn của đại dương, có vai trò quan trọng đối với vận chuyển nhiệt, oxy và dưỡng chất quanh thế giới, theo Zhurbas.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cảnh quay hiếm về 2 con cá mặt trời bơi cùng nhau ngoài khơi Thái Bình Dương

Cảnh quay hiếm về 2 con cá mặt trời bơi cùng nhau ngoài khơi Thái Bình Dương

Một thợ lặn đã ghi lại được cảnh tượng hiếm hoi về hai con cá mặt trời con đang bơi trong vùng nước màu ngọc lục bảo ngoài khơi bờ biển British Columbia ở Canada.

Đăng ngày: 24/11/2023
Loài cá mệnh danh

Loài cá mệnh danh "chúa tể nọc độc dưới đại dương" nhưng vẫn được thực khách săn lùng

Cá mặt quỷ được mệnh danh là một trong những loài cá độc hiếm nhất thế giới.

Đăng ngày: 21/11/2023
Lập khu bảo tồn cá nhà táng đầu tiên trên thế giới

Lập khu bảo tồn cá nhà táng đầu tiên trên thế giới

Khu bảo tồn cá nhà táng có diện tích khoảng 800km2, gần bằng diện tích Dominica, nằm ở vùng biển ngoài khơi đảo quốc này.

Đăng ngày: 20/11/2023
Ý tưởng dẫn nước Thái Bình Dương cứu hồ nước khô cạn

Ý tưởng dẫn nước Thái Bình Dương cứu hồ nước khô cạn

Các nhà khoa học nghiên cứu khả năng bổ sung nước cho hồ Muối Lớn đang thu nhỏ bằng nước từ biển Thái Bình Dương qua đường ống dài 1.300km.

Đăng ngày: 20/11/2023
Cá heo trộm mồi bắt cua của ngư dân

Cá heo trộm mồi bắt cua của ngư dân

Cá heo ở vịnh Koombana, Western Australia, biết cách cướp mồi nhử trong bẫy bắt cua và gỡ móc câu bằng mõm.

Đăng ngày: 20/11/2023
Khi hải cẩu đối mặt với cá voi sát thủ, liệu nó có cơ hội trốn thoát?

Khi hải cẩu đối mặt với cá voi sát thủ, liệu nó có cơ hội trốn thoát?

Dưới đáy đại dương bao la, cuộc chiến giữa sự sống và cái chết luôn diễn ra. Khi bị những con cá voi sát thủ hung dữ rình rập, liệu hải cẩu có cơ hội trốn thoát không?

Đăng ngày: 19/11/2023
Cá siêu đen hiếm gặp bơi ở độ sâu gần 800m

Cá siêu đen hiếm gặp bơi ở độ sâu gần 800m

Các nhà khoa học ghi hình một con cá cần câu siêu đen với khả năng hấp thụ ít nhất 99,5% ánh sáng ở vùng biển sâu ngoài khơi California.

Đăng ngày: 17/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News