Phát hiện loài bọt biển thủy tinh mới giống như người ngoài hành tinh
Đáy đại dương thực sự là một thế giới xa lạ và cũng là nơi sinh sống của các loài trông giống như du khách đến từ các hành tinh khác.
Loài bọt biển thuỷ tinh mới được phát hiện có tên Advhena magnifica sống trên ở khu vực biển Thái Bình Dương. Nó được thu thập lần đầu tiên vào năm 2016 bởi tàu nghiên cứu Okeanos Explorer của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) ở gần rãnh Mariana.
Hình ảnh bọt biển thuỷ tinh Advhena magnifica.
Các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một loài bọt biển thủy tinh có hình dáng rất ma quái với hai lỗ to giống như hốc mắt.
Sống ở độ sâu mà ánh sáng hầu như không chạm tới, bọt biển thủy tinh không có tầm nhìn và thiếu hệ thống thần kinh trung ương để xử lý thông tin mà mắt có thể cung cấp. Thay vào đó, đây là những lỗ mở lớn ra bên ngoài, thông qua các lỗ đó bọt biển đẩy nước ra sau khi nó được hút vào qua các lỗ nhỏ hơn với các hạt thức ăn được loại bỏ trong một mạng lưới.
Bằng những hình ảnh kính hiển vi điện tử quét khiến nhà nghiên cứu Branco nhận ra A. Magnifica không phải là bọt biển Bolosoma.
Thực tế chúng ta biết rất ít về vị trí của A. Magnifica trong hệ sinh thái biển sâu của nó, nhưng bọt biển, giống như san hô, cung cấp môi trường sống cho các loài khác, tạo ra những nơi chúng phát triển các điểm nóng sinh học.
Bên cạnh đó, ngoài A. Magnifica, nghiên cứu còn mô tả hai loài mới có tên Euplectella sanctipauli và Bolosoma perezi, được phát hiện ở Nam Đại Tây Dương. Đáng chú ý là bọt biển Bolosoma chưa bao giờ được báo cáo ở Đại Tây Dương.
Hầu hết các bọt biển sống ở độ sâu 450-900 mét nhưng A. magnifica đã được thu thập ở độ sâu lên đến 2.028 mét và E. Sanctuarytipauli gần gấp đôi con số này.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
