Phát hiện loài cá có chân ở Cao Bằng
Ngày 14/11, trong khi đi lấy nước tại khe suối thuộc xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, người dân địa phương phát hiện, bắt được một số con cá lạ.
Mỗi cá thể nặng khoảng 80-100g, chiều dài từ 10-15cm. Da cá có lớp vẩy sừng sần sùi như da cóc, bụng có hoa gấm màu vàng đỏ, sống dưới nước có chân và phần đuôi như đuôi cá chạch.
Phát hiện có tiếng động, sinh vật này bơi trốn rất nhanh.
Người dân địa phương cho biết, loài cá này rất quý, hiếm và được gọi là “cá Bèo Cao”, thường bám ở khe đá ở những vũng nước lặng. Phát hiện có tiếng động, sinh vật này bơi trốn rất nhanh. Khi bị bắt, cá thường tiết ra một chất nhựa mùi rất hắc.
Địa điểm phát hiện ra cá nằm trong quần thể vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén có diện tích trên 8.000 ha, nơi đây còn lưu giữ hệ sinh thái rừng nguyên sinh chứa 1.287 loài thực vật, với 90 loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng nằm trong sách đỏ thế giới. Ngoài ra, có 496 loài động vật có xương sống, trong đó có 58 loài động vật quý hiếm sống trên địa hình núi cao, đá vôi, thời tiết khá mát mẻ, vào thời tiết giá lạnh xuất hiện băng tuyết.
Nhiều nhà nghiên cứu tại Cao Bằng cho biết, đây loài sinh vật rất dị biệt có thể sống cả trên cạn và bơi dưới nước mà hiện nay chỉ thấy xuất hiện duy nhất tại khu vực khe suối xóm Hoài Khao. Đây là loài sinh vật cùng loài với cá cóc đã từng được phát hiện ở vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc), đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Việc phát hiện cá có chân ở Cao Bằng cần được các nhà khoa học nghiên cứu, bổ sung vào bộ sưu tập những sinh vật quý hiếm để có phương án bảo tồn nguồn gene của loài động vật này.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Động vật rừng Việt Nam (1)
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.
