Phát hiện loài cây độc lạ chuyên gia bẫy con mồi dưới lòng đất
Các nhà khoa học phát hiện loài thực vật ăn thịt, bẫy con mồi dưới lòng đất ở Indonesia.
Loài thực vật mới là một phần trong họ cây nắp ấm, nhóm thực vật ăn thịt tạo ra những cái bẫy ngụy trang khéo léo để bắt mồi.
Các nhà khoa học phát hiện loài cây mới ở bắc Kalimantan, đảo Borneo, Indonesia. Nhà khoa học Ľuboš Majesk từ Đại học Palacky, Olomouc, cùng nhóm nghiên cứu phát hiện khi trong chuyến đi nhiều ngày đến khám phá khu vực Borneo.
Nhóm đã mạo hiểm quan sát xung quanh ngọn núi ít người lui tới, vẫn còn chứa đựng nhiều bí ẩn. Ľuboš Majesk cho biết: "Chúng tôi đã ghi nhận loài cây mới thuộc họ nắp ấm chưa từng được biết đến từ trước tới nay. Sau khi tìm kiếm cẩn thận, chúng tôi phát hiện một vài con mồi nhỏ mắc kẹt bên trong. Trên thực tế, loài này dài tới 11 cm, nằm dưới lòng đất. Chúng hình thành trong các hốc trực tiếp trong đất và bẫy các động vật sống dưới lòng đất".
Loài thực vật có ngoại hình giống như chiếc bình màu đỏ, kích thước trung bình, những chiếc lá xung quanh nhỏ hơn, không có màu xanh như bình thường mà là màu trắng.
Loài này chủ yếu ăn kiến, ấu trùng muỗi, giun tròn, sâu nhỏ... Theo các chuyên gia, loài thực vật này trải qua một quá trình tiến hóa để có thể bẫy con mồi dưới lòng đất.
Các nhà khoa học phát hiện cây mới ở đỉnh núi đá khô, cách mặt đất khoảng 1.100 đến 1.300 mét. Những hốc ngầm có điều kiện môi trường ổn định hơn, độ ẩm tốt, nhiều con mồi hơn trong thời kỳ mặt đất khô hạn.
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng khám phá này rất quan trọng đối với việc bảo tồn thiên nhiên ở Borneo, Indonesia, nhấn mạnh tầm quan trọng, một điểm nóng đa dạng sinh học thế giới.
"Chúng tôi hi vọng rằng việc phát hiện ra loài cây ăn thịt độc đáo này góp tiếng nói giúp bảo vệ các khu rừng nhiệt đới Borneo, ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình chuyển đổi rừng nguyên sinh", đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.

Hạn hán tạo điều kiện cho dế khổng lồ "xâm chiếm" bang miền tây nước Mỹ
Hạn hán đang tạo điều kiện cho dế Mormon sinh sôi nảy nở ở bang Oregon, đe dọa cuộc sống của nông dân và các chủ trang trại.

Sinh vật Tây Tạng 10.000 tuổi sắp hồi sinh, có thể gây đại dịch mới?
Các nhà khoa học đã bị sốc khi phát hiện ra 900 loài vi sinh vật chưa từng biết đến trên thế giới đang bị niêm phong trong băng vĩnh cửu ở Tây Tạng, trong đó có những loài có thể gây đại dịch mới.

Bắc Giang trồng thử nghiệm thành công vải thiều không hạt
Sau 2 năm thử nghiệm, năm nay một số cây vải thiều không hạt đã đậu quả, cho quả to, màu sắc đẹp, cùi dày và có vị ngọt, giòn rất đặc trưng.

Côn trùng bản địa duy nhất ở Nam Cực có thể tuyệt chủng
Tình huống mô phỏng trong nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ mùa đông tăng lên 2 độ C có thể giảm khả năng sống sót của ruồi nhuế Nam Cực.

Công nghệ DNA mới khiến chúng ta phải "vẽ lại" cây tiến hóa
Nếu bạn thấy mình có ngoại hình khác với những người thân ruột thịt, hẳn bạn đã cảm giác bị tách biệt với gia đình ở góc độ nào đó.

Virus tồn tại trong nước ngọt bằng cách bám vào hạt nhựa
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các loại virus nguy hiểm vẫn có khả năng lây nhiễm đến 3 ngày trong môi trường nước ngọt bằng cách bám vào các đồ vật nhựa.
