Phát hiện loài cây mới ở dãy Trường Sơn

Các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế vừa phát hiện một loài cây gỗ lớn mới ở dãy núi Trường Sơn thuộc miền Trung nước ta và đặt tên là đua đũa Trường Sơn.

Theo TS Đỗ Văn Trường, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), loài cây gỗ lớn mới ở dãy núi Trường Sơn được các nhà khoa học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Đại học Tôn Trung Sơn (Trung Quốc), Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Thụy Điển (Thụy Điển), Đại học Bắc Carolina Wilington và Viện Nghiên cứu Thực vật Texas (Mỹ) phát hiện trong khi nghiên cứu tính đa dạng của khu hệ thực vật ở Việt Nam.

Phát hiện loài cây mới ở dãy Trường Sơn
Hoa và quả đua đũa được các nhà khoa học phát hiện ở dãy Trường Sơn. (Ảnh: Đỗ Trường).

Các nhà khoa học đã đặt tên cho loài mới là đua đũa Trường Sơn - Rehderodendron truongsonense P.W. Fritsch, W.B. Liao & W.Y. Zhao (họ bồ đề - Styracaceae).

Kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí quốc tế chuyên ngành của Viện Nghiên cứu thực vật Texas, Mỹ (J. Bot. Res. Inst. Texas 13(1): 157-171. 2019).

Chi đua đũa (Rehderodendron Hu - Styracaceae) hiện nay đã ghi nhận khoảng 8 loài, phân bố chính ở phía Nam Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam. Trong đó, 3 loài đã được ghi nhận cho khu hệ thực vật của Việt Nam (R. indochinense H.L. Li, R. kweichowense Hu, và R. macrocarpum Hu).

Loài mới khác với tất cả các loài trong chi đua đũa bởi những đặc điểm hình thái như: cây gỗ thường xanh, cao đến 20m, đường kính ngang ngực đến 60cm, gân thứ cấp ít, trục cụm hoa và thùy tràng ngắn hơn, lá bắc lớn, noãn 8 và quả hạch gồm 10 - 20 đường gờ nổi rõ.

"Loài đặc hữu của Việt Nam này được đánh giá ở mức độ gần nguy cấp dựa trên khung đánh giá bảo tồn của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (2001). Phát hiện mới này không chỉ làm tăng số lượng loài đua đũa ở Việt Nam lên 4 loài, mà còn làm nổi bật giá trị tài nguyên cây gỗ ở Việt Nam. Vì vậy, cần có những nghiên cứu thêm về giá trị sử dụng và bảo tồn nguồn gene quan trọng này”, TS Đỗ Văn Trường cho hay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện quần thể cây thiết sam quý hiếm ở Lào Cai

Phát hiện quần thể cây thiết sam quý hiếm ở Lào Cai

Sáng 20/9, ông Ngô Kiên Trung, Trưởng ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát (Lào Cai) cho biết, đơn vị vừa phát hiện quần thể cây thiết sam quý hiếm tại Tiểu khu 62 của khu bảo tồn thiên nhiên này.

Đăng ngày: 21/09/2019
Đây là những gì xảy ra khi một con kiến đốt bạn, chẳng trách lại đau đến vậy

Đây là những gì xảy ra khi một con kiến đốt bạn, chẳng trách lại đau đến vậy

Bạn đã bao giờ bị kiến đốt hay chưa? Trên thực tế, lũ kiến không cắn bạn bằng răng của chúng.

Đăng ngày: 20/09/2019
Muỗi cái không chịu

Muỗi cái không chịu "yêu đương" với muỗi đực biến đổi gene, dự án tiêu diệt loài muỗi thất bại

Chương trình thử nghiệm nhằm giảm số lượng muỗi bằng muỗi đực biến đổi gene tại một thị trấn ở Brazil đã không thành công như dự tính của các nhà khoa học vì một nguyên nhân rất bất ngờ.

Đăng ngày: 19/09/2019
Vi khuẩn kháng kháng sinh ảnh hưởng đến… cá heo

Vi khuẩn kháng kháng sinh ảnh hưởng đến… cá heo

Cá heo trong tự nhiên đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các loại vi khuẩn kháng kháng sinh - điều tưởng chỉ xảy ra ở người.

Đăng ngày: 19/09/2019
Nhện độc bọc chuột trong kén tơ để ăn dần

Nhện độc bọc chuột trong kén tơ để ăn dần

Một cư dân Australia bắt gặp con nhện lưng đỏ kịch độc bắt sống chuột nhắt lớn gấp 5 lần và ngăn con mồi chạy trốn bằng lớp tơ dày.

Đăng ngày: 16/09/2019
Chân tướng loài cây

Chân tướng loài cây "dị" hoa nhìn như mỳ tôm vừa bóc

Có ngoại hình kỳ lạ nhưng "cây mỳ" lại không chút liên quan đến bắp ngô hay mỳ tôm. Trên thực tế, loài cây kỳ lạ này là cây toquilla, một loài cây thuộc họ cọ, sống ở vùng nhiệt đới châu Mỹ và, thấy nhiều ở Ecuador.

Đăng ngày: 15/09/2019
Cây thùa nở hoa lần đầu sau 57 năm

Cây thùa nở hoa lần đầu sau 57 năm

Loài cây khổng lồ có đài hoa mọc cao 4,5 mét nở lần đầu tiên và duy nhất sau khi bắt những thợ làm vườn chờ hơn nửa thế kỷ.

Đăng ngày: 14/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News