Phát hiện loài chuột chũi mới ở Tây Nguyên

Loài chuột chũi được phát hiện tại núi Ngọc Linh (Kon Tum) và khu vực Trung Trường Sơn có kích thước tương đương với chuột chũi Việt Nam, nhưng nhỏ hơn đáng kể so với chuột chũi Pakho.

Các nhà khoa học tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Đại học Kyoto, Bảo tàng tự nhiên và khoa học Nhật Bản, và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật vừa phát hiện ra loài chuột chũi mới, tạm gọi là Chuột chũi ngọc linh (Euroscaptor ngoclinhensis), phân bổ tại núi Ngọc Linh (Kon Tum) và khu vực Trung Trường Sơn.

Kết quả này có được nhờ so sánh sự khác biệt giữa các quần thể của loài Chuột chũi răng nhỏ (Euroscaptor parvidens) phân bố ở khu vực Trung Trường Sơn (khối cao nguyên Kon Tum, Măng Đen, Kon Hà Nừng và Pleiku) và Nam Trường Sơn (khối cao nguyên M'Đrắk, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên và Di Linh).

Phát hiện loài chuột chũi mới ở Tây Nguyên
Chuột chũi ngọc linh mới được phát hiện ở Việt Nam.

Được biết, nghiên cứu cũng dựa trên phân tích thống kê đa biến của 140 mẫu vật Chuột chũi, thu thập tại 18 địa điểm khác nhau, đa phần thuộc 4 loài Chuột chũi giống Euroscaptor ở Việt Nam. Trong đó, bao gồm các mẫu vật thu thập tại vườn quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk) và Khu BTTN Nam Nung (Đắk Nông).

Chiều dài của Chuột chũi ngọc linh trung bình từ 12,0 đến 12,3 cm, đuôi dài khoảng 1,5 cm, chỉ chiếm 5,8 đến 6,1% chiều dài cơ thể. Loài này có kích thước tương đương với chuột chũi Việt Nam (Euroscaptor subanura), nhưng nhỏ hơn đáng kể so với chuột chũi Pakho (Euroscaptor parvidens).

Kết hợp với các yếu tố về di truyền và quá trình vận động địa chất nâng lên của 2 khối cao nguyên, nghiên cứu giả thuyết rằng tổ tiên của các loài trong nhóm Chuột chũi răng nhỏ và Chuột chũi ngọc linh phân bố rộng ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây nguyên. Trong đó, riêng loài Chuột chũi răng nhỏ được xác định là chỉ phân bố ở khu vực Nam Trường Sơn.

Sau đó, cùng với quá trình vận động địa chất nâng lên của 2 khối cao nguyên Trung Trường Sơn và Nam Trường Sơn thì sự hình thành 2 phân loài (hoặc loài) bắt đầu diễn ra trong Thế Trung Tân (Miocene) cho đến ngày nay.

Đa số các loài thú trong họ Chuột chũi di chuyển bằng cách đào hầm hoàn toàn trong lòng đất (fossorial). Thích nghi với cách sinh sống này, chúng có cơ thể dày, thuôn dài, bộ lông nâu đen thẫm hay nâu xám đậm mềm mượt, đa số có lông ngực màu cam hoặc sáng màu do ảnh hưởng của tuyến tiết, tai nhỏ, thường không có vành tai và mắt rất nhỏ, gần như tiêu biến.

Chi trước của Chuột chũi phát triển để đáp ứng nhu cầu đào bới với bàn chân rộng, hướng ra hai bên và có thể di chuyển về phía sau, móng vuốt lớn. Trong khi đó, chân sau của chúng không có nhiều biến đổi để thích nghi giống như chân trước. Thức ăn của Chuột chũi chủ yếu là giun đất, các loại côn trùng và ấu trùng trong lòng đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tưởng con cá sấu

Tưởng con cá sấu "fake", lão ông tính selfie một chút nhưng nằm viện luôn

Ông lão không nhận ra con cá sấu là thật cho đến khi đã quá muộn.

Đăng ngày: 29/11/2021
Hành vi ăn thịt bất thường của gấu trúc Trung Quốc

Hành vi ăn thịt bất thường của gấu trúc Trung Quốc

Một con gấu trúc hoang dã bị bắt gặp gặm xương một con nai sừng tấm đã chết ở huyện Sơn Tây, Trung Quốc.

Đăng ngày: 29/11/2021
Người Mỹ đổ xô đi săn quái vật thời tiền sử

Người Mỹ đổ xô đi săn quái vật thời tiền sử

Vào mùa đông lạnh giá, nhiều gia đình từ bang Wisconsin (Mỹ) có truyền thống tụ họp trên một hồ nước với hy vọng săn được một trong những con cá khổng lồ bên dưới lớp băng.

Đăng ngày: 29/11/2021
Ngỗng đẻ trứng lòng đen cực hiếm gây xôn xao

Ngỗng đẻ trứng lòng đen cực hiếm gây xôn xao

Ngoại trừ màu sắc đặc biệt, hình dạng và mùi của những quả trứng ngỗng lòng đen không khác gì trứng ngỗng bình thường.

Đăng ngày: 29/11/2021
Nghiên cứu mới: Báo hoa mai Châu Phi và báo hoa mai Châu Á có thể là những loài khác nhau

Nghiên cứu mới: Báo hoa mai Châu Phi và báo hoa mai Châu Á có thể là những loài khác nhau

Leopard hay báo hoa mai một loài mèo lớn phân bố rộng rãi trên hai lục địa Châu Á và Châu Phi.

Đăng ngày: 29/11/2021
Lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được đười ươi ăn thịt cu li

Lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được đười ươi ăn thịt cu li

Trong nghiên cứu mới công bố hôm 17/11 trên tạp chí Primates, các nhà khoa học quan sát một con đười ươi Borneo (Pongo pygmaeus) bắt, giết và ăn thịt con cu li.

Đăng ngày: 27/11/2021
Bị tấn công, linh dương đầu bò nổi điên húc chó hoang bất tỉnh

Bị tấn công, linh dương đầu bò nổi điên húc chó hoang bất tỉnh

Bị đàn chó hoang tấn công, một con linh dương đầu bò trong đàn đã nổi giận, lao đến húc kẻ đi săn bất tỉnh.

Đăng ngày: 26/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News