Động vật bản địa chết quá nhiều, Australia tìm cách tiêu diệt 6 triệu con mèo hoang
Australia có thể sử dụng công nghệ gene để xóa sổ 6 triệu con mèo hoang, hung thần giết hàng trăm triệu động vật có vú, chim và bò sát bản xứ mỗi năm.
Thông qua tùy chọn kiểm soát sinh học bằng di truyền, chính phủ Australia có thể bảo vệ động vật hoang dã bản xứ và tiêu diệt mèo hoang xâm hại, loài vật đang gây thiệt hại diện rộng cho hệ sinh thái.
Mèo hoang ở Australia. (Ảnh: Andrew Cooke)
Mèo hoang là vấn đề khiến nhà chức trách Australia đau đầu. Chúng chỉ xếp sau thỏ châu Âu về mức độ đe dọa đối với động vật bản xứ. Ước tính mèo hoang và cáo tàn sát 25 loài động vật có vú bản xứ ở Australia. Cùng với thỏ, lợn hoang và một loại mầm bệnh ở cây trồng, chúng gây nguy hiểm cho 800 loài có nguy cơ tuyệt chủng. Mỗi năm, mèo hoang ở Australia giết chết 530 triệu con ếch và bò sát, 450 triệu động vật có vú và 270 triệu con chim.
Năm 2015, chính phủ Australia thông báo kế hoạch giết 2 triệu con mèo hoang vào năm 2020. Các biện pháp bao gồm đặt mồi nhử, bắn súng và rải thuốc độc. Trong một kế hoạch, chính phủ thả xúc xích chứa thuốc độc xuống những khu vực tập trung số lượng lớn mèo hoang. Dù vậy, mèo hoang vẫn tiếp tục đe dọa động vật bản xứ. Trong một báo cáo do cơ quan nghiên cứu CSIRO của chính phủ công bố, các chuyên gia đặt ra lộ trình để kiểm soát loài vật xâm hại này.
Andy Sheppard, nhà khoa học của CSIRO, đồng tác giả báo cáo, cho biết chính phủ cần cấp thiết hành động để ngăn chặn sự lan rộng của mèo hoang. Một trong những công nghệ được đề cập tới trong báo cáo là kiểm soát di truyền, có tiềm năng lớn giúp chăn chặn loài xâm hại mới. Kiểm soát di truyền bao gồm sử dụng những gene khiến loài xâm hại dễ nhiễm bệnh. Phương pháp khác là đưa số lượng lớn cá thể vô sinh vào quần thể để hạn chế sinh sản.
Các nhà nghiên cứu cũng có thể biến đổi gene của loài vật để chúng chỉ sinh ra con non thuộc một giới tính, dần dần đánh mất khả năng sinh sản. Những tùy chọn kiểm soát sinh học thông qua di truyền như tạo con non cùng giới có thể thay đổi đáng kể cuộc chiến chống loài xâm hại như cá chép, cóc mía, chuột và mèo hoang.
Hiện nay, Australia có tốc độ tuyệt chủng ở động vật có vú cao nhất thế giới. Biến đổi khí hậu và sự kiện thời tiết cực đoan đang góp phần thúc đẩy loài xâm hại lan rộng. Mèo hoang thường nhắm tới vùng đất vừa trải qua cháy rừng, do đó con mồi như thú có túi pygmy không có nơi lẩn trốn.
Andreas Ganzing, đồng tác giả báo cáo, nhấn mạnh tất cả người dân Australia cần phối hợp để ngăn chặn loài xâm hại. "Cùng với nhau chúng ta có thể chung tay giảm tỷ lệ tuyệt chủng của động vật bản xứ ở Auatralia từ 4 loài trong một thập kỷ xuống mức 0. Công nghệ có sẵn giúp tạo ra mạng lưới giám sát trong cộng đồng, cho phép mọi người tham gia và phát hiện sớm loài xâm hại mới trước khi chúng trở thành vấn đề", Ganzing cho biết.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
