Phát hiện loài côn trùng kỳ lạ có ''siêu năng lực'' độc nhất vô nhị
Một nhà khoa học tình cờ phát hiện ra một loài côn trùng có ''siêu năng lực'' đặc biệt, di chuyển ngược ở mặt dưới của mặt nước.
Loài côn trùng được các nhà nghiên cứu cho rằng đến từ họ Hydrophilidae. Chúng có thể lướt dọc theo mặt dưới của mặt nước như thể bị dính vào một tấm kính trong suốt. Đây là lần đầu tiên một loài côn trùng được ghi nhận di chuyển theo cách kỳ dị như vậy.
Khám phá về con bọ này đến một cách rất tình cờ. Nhà sinh vật học hành vi John Gould tại Đại học Newcastle ở Callaghan, Australia, đang tìm kiếm nòng nọc trong một vũng nước ở dãy núi Watagan, Australia thì nhìn thấy một vật thể nhỏ màu đen di chuyển trên mặt nước.
Loài côn trùng kỳ lạ có ''siêu năng lực'' di chuyển ở mặt dưới của mặt nước. (Ảnh: Đại học Newcastle).
Ông Gould nói với Live Science: “Khoảnh khắc tôi nhận ra con bọ đang di chuyển trên bề mặt nước, tôi biết mình đã tìm thấy một thứ thực sự kỳ lạ".
Theo quan sát của nhà khoa học, con bọ đang thản nhiên đi dọc theo mặt dưới của mặt nước trong tư thế lộn ngược. Thỉnh thoảng, nó dừng lại, và sau đó tiếp tục lao theo bề mặt nước như thể nó đang đi ngang qua bất kỳ bề mặt rắn thông thường nào trên đất.
Nhà vi sinh vật học Gould nói rằng, điều đặc biệt thú vị về siêu năng lực kỳ lạ của sinh vật này là nó không chỉ có thể di chuyển mà còn có thể ở trạng thái nghỉ ngơi trong khi dường như dán chặt vào mặt dưới của mặt nước.
“Điều đó có nghĩa là nó có thể ở trên bề mặt nước mà không tiêu tốn bất kỳ năng lượng nào. Trái ngược với những động vật lớn di chuyển trên mặt nước, chẳng hạn như thằn lằn, chúng cần tiếp tục chạy để không bị chìm xuống. Khả năng này cũng có thể có nghĩa là nó có thể ngăn chặn sự săn mồi bằng cách giảm thiểu lượng tiếng ồn trong khi duy trì vị trí'' - ông Gould cho hay.
Không rõ bằng cách nào con côn trùng lạ lùng này có thể làm được điều đó, nhưng Gould và nhóm của ông tin rằng, manh mối quan trọng có thể nằm ở chiếc bong bóng khí quan sát được giữa bụng con vật. Cơ thể nó được bao phủ bởi nhiều đốm nhỏ giống như lông giúp chúng có thể giữ không khí, đặc biệt là ở bụng và chân. Không khí này giúp cung cấp một lực nổi lên, đủ để dính con bọ cánh cứng lên mặt nước.
Cũng theo ông Gould: “Ngoài ra, chúng tôi đề xuất rằng các cơ quan gắn trên chân sẽ giữ các bong bóng khí cho phép nó tương tác với mặt nước theo cách mà nó có thể dễ dàng đi lại mà không bị phá vỡ sức căng bề mặt''.
Tất nhiên, kích thước nhỏ của nó cũng có thể là một ưu thế góp phần vào khả năng này, vì sự gián đoạn sức căng bề mặt nước ở côn trùng nhỏ ít xảy ra hơn so với các loài côn trùng lớn hơn.
Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu thêm để tìm ra cơ chế chính xác cho phép côn trùng này đi trong nước, cũng như lý do cho sự thích nghi. Dù câu trả lời có thể là gì, nó có thể sẽ cung cấp những hiểu biết quan trọng cho thế giới bên ngoài vũng nước nhỏ của loài bọ này.
Các nhà khoa học lưu ý rằng, các nghiên cứu về các loài côn trùng di chuyển trên mặt nước khác, chẳng hạn như nhện nước, đã giúp đi đến những tiến bộ khoa học trong chế tạo robot côn trùng với khả năng tương tự.
Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện về loài côn trùng mới trên tạp chí Ethology.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?
Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả
Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới
Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.
