Phát hiện loài cua lông Hepu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cua lông Hepu có nhiều tên gọi khác nhau như Cà ra, cua lông, cua da,… tùy theo người địa phương ở các tỉnh khác nhau.
Cua lông Hepu.
Các nhà nghiên cứu Paul F. Clark, Khoa Khoa học sự sống thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên (Vương quốc Anh); nhà nghiên cứu động vật Ngô Văn Trí, Viện Sinh học Nhiệt đới (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam); nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ, và các nhà nghiên cứu thuộc Bảo tàng Lee Kong Chiang, Đại học Quốc gia Singapore vừa công bố sự phát hiện cua lông Hepu – Eriocheir hepuensis Dai 1991 thuộc họ Rạm, đam, hay rạm biển – Varunidae, thay cho sự ghi nhận nhầm lẫn của một số tác giả trước đó về sự hiện diện của loài Cua lông Trung quốc – Eriocheir sinensis ở Bắc Việt Nam như là loài ngoại lai, xâm lấn hay cua lông Nhật Bản – Eriocheir japonica.
Công trình xuất bản trên tạp chí chuyên ngành Crustaceana 96(5) tháng 5 năm 2023. Vùng phân bố tự nhiên của cua lông Hepu có từ Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh đến Thanh Hóa.
Theo ghi nhận của người dân địa phương, loài cua lông Hepu khi thành thục sinh dục và sinh sản bằng cách di cư xuôi dòng tới vùng nước lợ, biển; ấu trùng trôi dạt theo dòng nước biển ven bờ. Cua con di cư ngược lên các khu vực nền đá của sông suối để sinh trưởng và thành thục sinh dục.
Trên Thế giới còn có ba loài thuộc giống cua lông như Cua lông Trung quốc – Eriocheir sinensis H.Milne Edward, 1853; cua lông Nhật bản – E. japonica (De Haan, 1835), cua lông – E. ogasawaraensis Komai et al, 2006.

“Gan lì cóc tía": Hóa ra cóc tía là con vật kỳ lạ này
Cóc tía là con vật đã đi vào tiềm thức người Việt qua câu thành ngữ "gan lì cóc tía". Nhưng hiện tại, hầu như không ai có cơ hội bắt gặp chúng trong thực tế.

Loài xâm lược mặt trăng xuất hiện thành viên mới, mặt như cá trê
Ẩn mình trong các dãy núi của cao nguyên Trung Á, một loài mới thuộc dòng họ tardigrade bất tử, có thể sống khỏe ngay cả trên... mặt trăng hoặc trong không gian giữa các vì sao, đã lộ diện.

Con nưa được cho là có 9 lỗ mũi, thế nhưng cũng chưa là gì so với sinh vật 20 "lỗ mũi" này
Nưa là tên một sinh vật được lưu truyền trong dân gian và được những người đi rừng mô tả lại.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.

Cảnh tượng đại bàng vàng quăng sơn dương xuống từ vách núi gây sốc
Đại bàng vàng dùng móng vuốt quắp sơn dương chamois nặng gấp khoảng 10 lần, sau đó giết chết con mồi bằng cách thả rơi từ trên cao.

Những con sói có thể làm thay đổi dòng chảy của các dòng sông
Vào những năm 1920, những con sói đã biến mất khỏi Vườn quốc gia Yellowstone. Gần một trăm năm sau, các con sông đã thay đổi dòng chảy của chúng. Chuyện gì đã xảy ra?
