Phát hiện loài cua nước ngọt mới tại Quảng Ninh

Một loài cua hoàn toàn mới được phát hiện khi các nhà khoa học điều tra, kiểm kê, thiết lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh.

Tiêu bản của loài cua mới này được công bố trong lễ bàn giao mẫu sinh vật cho Bảo tàng Quảng Ninh để phục vụ công tác trưng bày, nghiên cứu khoa học vào ngày 11-12. Buổi lễ diễn ra tại Bảo tàng Quảng Ninh, do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh phối hợp cùng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tổ chức.


Loài cua nước ngọt mới được tìm thấy tại một số đảo ở Quảng Ninh. (Ảnh: Đồ Hùng).

Đặc biệt, trong số đó có một loài cua hoàn toàn mới được phát hiện trong quá trình các nhà khoa học thực hiện điều tra, kiểm kê, thiết lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh.

Đây là một phần kết quả của "Nhiệm vụ điều tra, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh".

Trong 22 mẫu sinh vật mà Bảo tàng tỉnh tiếp nhận dịp này, đáng chú ý là 11 tiêu bản của 9 loài mực có giá trị kinh tế cao phân bổ phổ biến tại vùng biển Quảng Ninh. 8 tiêu bản của 4 loài bạch tuộc cỡ nhỏ thuộc giống Amphioctopus lần đầu ghi nhận bổ sung cho danh mục động vật chân đầu tại vùng biển Quảng Ninh nói riêng và vùng biển ven bờ Tây vịnh Bắc Bộ nói chung. Một mẫu tiêu bản của loài bạch tuộc cỡ lớn lần đầu ghi nhận cho vùng biển Việt Nam.

Đặc biệt, còn có 2 mẫu tiêu bản của loài cua nước ngọt là loài mới (Chinaptamon insulare), chỉ phân bố ở một số đảo của Quảng Ninh (Đảo Ba Mùn, Cái Lim, Cô Tô, Thanh Lân). Kết quả xác định loài mới đã được gửi cho Tạp chí quốc tế có uy tín Zootaxa để công bố trong thời gian sớm nhất.

Các nhà khoa học đầu ngành đánh giá tuy số lượng tiêu bản không nhiều, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn, góp phần khẳng định thêm giá trị đa dạng sinh học ở vùng biển, đảo ven bờ tại Quảng Ninh. Việc Bảo tàng tỉnh bổ sung trưng bày các mẫu tiêu bản này sẽ thu hút những nhà khoa học trên thế giới tới nghiên cứu, nâng cao chất lượng trưng bày phục vụ khách tham quan.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới

Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới

Thế giới các loài chim vô cùng phong phú và đa dạng về màu sắc, kích thước…Và đây là danh sách những chú chim nhỏ bé nhưng vô cùng sặc sỡ.

Đăng ngày: 06/05/2025
Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Đăng ngày: 06/05/2025
Tinh tinh là loài cuồng tình dục, làm

Tinh tinh là loài cuồng tình dục, làm "chuyện ấy" mọi lúc mọi nơi

Động lực thúc đẩy phát triển của loài tinh tinh này thậm chí được xây dựng dựa trên tình dục, xảy ra giữa mọi cá thể trong đàn.

Đăng ngày: 05/05/2025
Các loài cá kỳ quái nhất hành tinh

Các loài cá kỳ quái nhất hành tinh

Với ngoại hình độc đáo, khác lạ, cá mặt trăng, cá mập Wobbegong, cá cần câu, cá chiêm tinh, cá dơi môi đỏ, cá giọt nước hay cá mập Goblin... được mệnh danh là những loài cá kỳ dị nhất hành tinh.

Đăng ngày: 05/05/2025
Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Đăng ngày: 05/05/2025
Khám phá gây bất ngờ ít người biết về thú ăn kiến

Khám phá gây bất ngờ ít người biết về thú ăn kiến

Thú ăn kiến không có răng. Chúng sử dụng chiếc lưỡi dài và dính của mình để bắt mồi.

Đăng ngày: 04/05/2025
Đi bắt rắn ráo, ngờ đâu suýt tóm nhầm sinh vật nguy hiểm hơn cả rắn hổ mang chúa

Đi bắt rắn ráo, ngờ đâu suýt tóm nhầm sinh vật nguy hiểm hơn cả rắn hổ mang chúa

Sau cơn mưa, một người đàn ông đã soi đèn đi vào khu có cây cối rậm rạp để tìm rắn ráo (danh pháp hai phần: Ptyas korros) hay còn gọi là rắn lải.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News