Phát hiện loài khủng long có cách thở cực độc đáo
Phân tích hóa thạch 200 triệu năm tuổi ở Nam Phi cung cấp hiểu biết mới về quá trình tiến hóa hô hấp của khủng long.
Sử dụng tia X công suất cao tại Cơ sở bức xạ Synchrotron châu Âu (ESRF), các nhà cổ sinh cổ sinh vật học quốc tế do Tiến sĩ Viktor Radermacher từ Đại học Minnesota của Mỹ dẫn đầu đã tạo ra được bản quét 3D của một bộ xương hoàn chỉnh hiếm của loài khủng long Heterodontosaurus tucki, qua đó tiết lộ cách nó thở như thế nào.
Mô phỏng khủng long H. tucki thở ra khói trong tiết trời se lạnh. (Ảnh: Viktor Radermacher).
H. tucki sống trong kỷ Tam Điệp cách đây khoảng 200 triệu năm là khủng long ăn thực vật cỡ nhỏ chỉ dài khoảng 1 m tính từ mũi đến đuôi. Trong báo cáo đăng trên tạp chí eLife hôm 6/7, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh đây là một trong những loài khủng long hông chim (Ornithischia) lâu đời nhất từng được biết đến, do đó, nó có thể đại diện cho một "bước ngoặt" trong lịch sử tiến hóa của bộ khủng long này.
Không phải tất cả động vật đều sử dụng kỹ thuật và cơ quan giống nhau để thở. Trong khi con người co giãn phổi để hô hấp, chim có các túi khí bên ngoài phổi để bơm oxy vào nên phổi của chúng không thực sự chuyển động. Trong một thời gian dài, các nhà cổ sinh vật học tin rằng tất cả các loài khủng long đều thở như chim, vì chúng có cấu tạo giải phẫu hô hấp giống nhau.
Bản quét 3D tiết lộ cơ chế thở đặc biệt của H. tucki. (Ảnh: Viktor Radermacher).
Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ ra rằng H. tucki là một trường hợp ngoại lệ. Nó có các xương sườn bụng hình mái chèo và xương ức mảnh mai kéo dài. Bằng cách uốn cong các cơ nối giữa xương sườn bụng và xương chậu, cũng như đĩa đệm và xương ức, loài khủng long này có thể mở rộng cả ngực và bụng để hít không khí, sau đó thả lỏng các cơ đó để đẩy không khí ra ngoài.
Kiểu hô hấp này khá giống một số loài bò sát như cá sấu và thằn lằn, nhưng chưa từng được phát hiện ở bất kỳ loài khủng long hông chim nào trước đây.
"Xương của Ornithischia từ lâu đã được biết đến là hoàn toàn khác so với các loài khủng long khác. Hóa thạch tuyệt vời này giúp chúng ta hiểu tại sao chúng lại đặc biệt và tiến hóa rất thành công", đồng tác giả của nghiên cứu Richard Butler từ Đại học Birmingham của Anh nhấn mạnh.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
