Tìm thấy một trong những tác phẩm nghệ thuật lâu đời nhất thế giới
Các nhà khảo cổ Đức đã tìm thấy xương ngón chân của một con hươu thời tiền sử được chạm khắc bởi người Neanderthal cách đây 51.000 năm. Nó được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật lâu đời nhất từng được tìm thấy.
Theo NBC News, mảnh xương được khai quật trong một hang động ở dãy núi Harz, miền trung nước Đức. Hang động có tên là Động Kỳ Lân và từng là nơi sinh sống của các thế hệ người Neanderthal liên tiếp.
Mảnh xương được coi là một trong những tác phẩm nghệ lâu đời nhất thế giới. (Ảnh: Văn phòng Di sản Văn hóa Lower Saxony).
Các nhà khảo cổ đã xác định niên đại mảnh xương bằng carbon phóng xạ, kết quả cho thấy nó đã 51.000 năm tuổi, lâu đời hơn bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào tương đương của người Neanderthal.
Mặt trước mảnh xương được chạm khắc các hình chữ V ngược chồng lên nhau. Theo kết quả phân tích bằng kính hiển vi, các hình được chạm khắc rất sâu, nghĩa là mảnh xương đã được đun sôi để làm mềm trước khi bắt đầu chạm khắc. Các loài hươu thời tiền sử cũng rất hiếm khi xuất hiện trong khu vực vào thời điểm đó, điều này cho thấy mảnh xương là tác phẩm nghệ thuật có tầm quan trọng đặc biệt.
Theo kết quả phân tích bằng kính hiển vi, các hình chữ V được chạm khắc rất sâu. (Ảnh: Văn phòng Di sản Văn hóa Lower Saxony)
Đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư Thomas Terberger từ Đại học Göttingen, Đức cho biết: "Phần xương chạm khắc rõ ràng không phải là mặt dây chuyền hay thứ gì đó tương tự. Nó rõ ràng là một món đồ trang trí mang tính biểu tượng. Bạn thậm chí có thể gọi nó là bước khởi đầu của nghệ thuật, một thứ không phải được thực hiện một cách ngẫu nhiên mà có sẵn kế hoạch rõ ràng trong đầu".
"Mảnh xương được khai quật cùng với xương bả vai của hươu và hộp sọ còn nguyên vẹn của một con gấu. Chúng có thể liên quan đến một nghi lễ bí ẩn nào đó".
Khám phá này là bằng chứng bổ sung cho thấy người Neanderthal đã có thể thể hiện chủ nghĩa tượng trưng thông qua nghệ thuật - vốn từng chỉ được quy cho chúng ta, loài người tinh khôn.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
