Phát hiện loài khủng long có móng vuốt kỳ dị
Hóa thạch 66 triệu năm tuổi ở bang Montana, Mỹ tiết lộ một loài khủng long ăn côn trùng chưa từng được biết tới sống trong kỷ Phấn Trắng.
Theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Cretaceous Research, các nhà sinh vật học đặt tên cho loài mới là Trirarchuncus prairiensis và phân loại nó vào họ Alvarezsauridae, bao gồm các loài khủng long giống chim nhỏ, ăn côn trùng, đặc trưng bởi hai chi trước rất ngắn nhưng có móng vuốt lớn.
Mô phỏng hình dạng khủng long Trirarchuncus prairiensis. (Ảnh: Fox News).
Những mảnh hóa thạch rời rạc của T. prairiensis được tìm thấy tại thành hệ địa chất Hell Creek ở Bắc Mỹ, có niên đại từ kỷ Phấn Trắng muộn đến thế Cổ Tân.
"Hóa thạch mới bao gồm ba móng tay có kích thước khác nhau. Chúng tôi cho rằng chúng đại diện cho sự tăng trưởng từ con non đến con trưởng thành. Điều này rất quan trọng vì khủng long thường thay đổi hình dạng đáng kể khi chúng lớn lên", Tiến sĩ Denver Fowler tại Bảo tàng Khủng long Badlands, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay.
Ngoài bộ móng vuốt rõ rệt hơn so với các loài Alvarezsauridae khác, T. prairiensis còn sở hữu hai chi sau rất dài, một chiếc mõm đầy răng và cơ thể được bao phủ bởi lớp lông vũ dày, bóng mượt.
Với độ tuổi hóa thạch chỉ khoảng 66 triệu năm, T. prairiensis thuộc nhóm khủng long cuối cùng tồn tại trên Trái Đất trước khi sự kiện tuyệt chủng hàng loạt diễn ra do va chạm thiên thạch. Mẫu vật của loài hiện được trưng bày tại Bảo tàng Khủng long Badlands ở Dickinson, Mỹ.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
