Phát hiện loài kiến "hải tặc" kỳ dị

Các nhà khoa học vừa phát hiện một loại côn trùng mới, có vẻ ngoài dị thường ở Philippines. Họ đặt biệt danh cho chúng là "kiến hải tặc" vì sở hữu một mảng sọc vằn tối màu giống như miếng che mắt.

Danh pháp khoa học chính thức của loài sinh vật mới là Cardiocondyla pirata. Chúng thuộc một nhóm các loài kiến sinh trưởng tự nhiên từ Thái Lan tới toàn bộ khu vực Indonesia - Malaysia.

Sabine Frohschammer, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Regensburg (Đức) kể, cô và các cộng sự đã có chuyến đi thực tế tới Philippines nhằm tìm kiếm các loài khác nhau thuộc nhóm kiến genus Cardiocondyla, vốn nổi tiếng về sự đa dạng hình thái và hành vi đáng ngạc nhiên của con đực.

Phát hiện loài kiến hải tặc kỳ dị
Mảng sọc vằn tối màu, độc nhất vô nhị tạo cảm giác như miếng che mắt của kiến hải tặc. (Ảnh: Live Science)

Nhóm của Frohschammer đã thu thập được một số loài kiến đã biết nhưng sau đó bất ngờ nhìn thấy một con kiến lạ, chưa từng được nhận diện đang ẩn náu giữa các viên đá lớn trong một lòng suối cạn râm mát.

"Do bóng tối của rừng nhiệt đới và các phần cơ thể trong mờ, những con kiến tí hon gần như vô hình trước mắt người thường. Dưới ánh sáng chói chang và kính khuyếch đại, chúng tôi đã phát hiện phần sọc vằn dị thường vắt qua mắt của các con kiến và do đó luôn gọi chúng là kiến hải tặc", trích báo cáo của nhóm nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu thừa nhận, chức năng của dải sắc tố che mắt ở những con kiến hải tặc vốn gần như không có sắc tố trên cơ thể vẫn là một bí ẩn, đặc biệt vì đặc điểm này không xuất hiện ở bất kỳ sinh vật nào khác cùng nhóm.

Kiến hải tặc giao phối trong bóng tối và có thị lực kém. Chúng dựa chủ yếu vào các dấu hiệu nhận biết bằng xúc giác và hóa học, chứ không phải thị giác, để giao tiếp với những cá thể khác cùng loài. Đặc điểm này đã loại bỏ khả năng "miếng che mắt" có thể đóng vai trò như một dạng biển báo tình dục nào đó.

Các nhà nghiên cứu phỏng đoán, miếng che mắt của kiến hải tặc có thể giúp đánh lừa các kẻ thù của chúng. Đối với những kẻ săn mồi, sọc chia đôi có thể tạo cảm giác rằng đối tượng không phải là một con côn trùng, mà là hai vật thể tách biệt trên mặt đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News