Phát hiện loài kỳ giông mới có màu đỏ rực

Bảo tàng Khoa học Tự nhiên North Carolina báo cáo phát hiện loài kỳ giông chưa từng được mô tả sống tại các con suối nhỏ ở vùng Sandhills.

North Carolina được ví như thiên đường của kỳ giông với 63 loài đã được phát hiện trước đây, nhiều hơn bất kỳ bang nào khác ở Mỹ. Loài 64 mới được khám phá bởi Bảo tàng Khoa học Tự nhiên North Carolina đặc trưng bởi cơ thể có màu đỏ rực khi trưởng thành.

Các nhà sinh vật học đặt tên cho loài mới là Eurycea arenicola hay kỳ giông Carolina Sandhills. Chúng đã được con người quan sát thấy từ lâu nhưng bị nhầm lẫn với loài kỳ giông phía nam Eurycea cirrigera. Trong báo cáo trên tạp chí Herpetologica vào hôm qua, nhóm nghiên cứu do nhà sinh vật học Alvin Braswell dẫn đầu đã sử dụng công nghệ giải trình tự gene và chỉ ra sự khác biệt về mặt di truyền giữa hai loài.Phát hiện loài kỳ giông mới có màu đỏ rực

Phát hiện loài kỳ giông mới có màu đỏ rực
Kỳ giông Eurycea arenicola. (Ảnh: Todd Pusser).

Mẫu vật đầu tiên của Eurycea arenicola được Braswell tìm thấy vào tháng 10/1969 nhưng vào thời điểm đó, nó được coi là một cá thể "bất thường" trong quần thể Eurycea cirrigera. Tuy nhiên trong những thập kỷ sau, ngày càng nhiều mẫu vật bất thường như vậy được quan sát thấy khiến Braswell phải đặt câu hỏi liệu nó có phải là một loài mới.

"Hóa ra, mẫu vật ban đầu đã bị nhận dạng sai. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy kỳ giông Carolina Sandhills có kích thước trung bình nhỏ hơn và các cá thể trưởng thành có màu đỏ rõ rệt hơn so với Eurycea cirrigera", Braswell cho hay.

Ngay sau khi phát hiện, nhóm nghiên cứu đã liệt kê loài kỳ giông mới vào Danh sách theo dõi W3 của Chương trình Di sản Tự nhiên North Carilona, bao gồm các loài ít được biết đến và cần bảo vệ trong những năm tới. Mối đe dọa lớn nhất đối với Eurycea arenicola là mất môi trường sống do chúng có phạm vi phân bố nhỏ.

"Nghiên cứu này chỉ ra rằng vẫn có những loài đang chờ được mô tả ở North Carolina. Chắc chắn còn nhiều điều cần nghiên cứu về các loài kỳ giông trong bang", đồng tác giả của nghiên cứu Bryan Stuart, người phụ trách khoa Bò sát tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên North Carolina nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Con người không phải là động vật duy nhất biết tự dùng thuốc

Con người không phải là động vật duy nhất biết tự dùng thuốc

Nghiên cứu cho thấy chim sẻ và các động vật khác cũng sử dụng thực vật để tự chữa bệnh.

Đăng ngày: 14/12/2020
Chân dung các loài chim quý hiếm, tuy đơn giản nhưng lại tuyệt đẹp

Chân dung các loài chim quý hiếm, tuy đơn giản nhưng lại tuyệt đẹp

Dưới đây là chân dung của 24 loài chim quý hiếm, có những loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Tim Flach.

Đăng ngày: 12/12/2020
Loài cá kỳ lạ biết thuần hóa tôm

Loài cá kỳ lạ biết thuần hóa tôm

Các nhà nghiên cứu phát hiện ví dụ đầu tiên về động vật thuần hóa loài khác, đó là cá thia vây dài chiêu mộ tôm nhỏ chăm sóc trang trại tảo của chúng.

Đăng ngày: 12/12/2020
Phát hiện loài rắn vảy óng ánh ở Việt Nam

Phát hiện loài rắn vảy óng ánh ở Việt Nam

Nhóm nghiên cứu quốc tế bắt gặp con rắn có những vảy màu sẫm óng ánh khi tìm hiểu đa dạng sinh quyển ở vùng rừng thuộc tỉnh Hà Giang năm 2019.

Đăng ngày: 10/12/2020
Hàng trăm con kền kền đen xâm chiếm thị trấn Mỹ

Hàng trăm con kền kền đen xâm chiếm thị trấn Mỹ

Một thị trấn ở bang Pennsylvania đang đau đầu tìm cách đối phó với đàn kền kền di cư nán lại lâu hơn do biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 10/12/2020
Không ăn uống suốt 8 tháng, sóc đất Bắc Cực làm thế nào để sống?

Không ăn uống suốt 8 tháng, sóc đất Bắc Cực làm thế nào để sống?

Sóc đất Bắc cực có thể tái chế chất dinh dưỡng của cơ thể trong quá trình ngủ đông kéo dài hàng tháng trời.

Đăng ngày: 09/12/2020
Khỉ cái đầu đàn và khỉ đực chia nhau ăn thịt đồng loại sơ sinh

Khỉ cái đầu đàn và khỉ đực chia nhau ăn thịt đồng loại sơ sinh

Sau khi nghe thấy tiếng hét thất thanh từ các ngọn cây, 2 con khỉ lao tới làm thịt đồng loại mới sinh của mình.

Đăng ngày: 08/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News