Phát hiện loài muỗi thứ hai mang virus Zika
Sự xuất hiện của loại muỗi mới khiến cho tình hình trở nên khó kiểm soát.
Virus Zika (ZIKV) là một virus RNA (arbovirus) thuộc chi Flavivirus, họ Flaviviridae, được lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm. Tên của virus lấy tên của khu rừng Zika, gần hồ Victoria ở Uganda, nơi loài muỗi này được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1947.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố những bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa virus Zika với hai hội chứng rối loạn thần kinh. Đó là gây teo não ở trẻ sơ sinh và hội chứng làm tê liệt hệ thần kinh ở người lớn (thường gọi là Hội chứng tự miễn dịch Guillain-Barré).
Các nhà khoa học dự đoán rằng trong mùa hè này, dịch bệnh Zika sẽ tràn đến cả những thành phố lớn ở Hoa Kỳ như Miami và Houston.
Bản đồ dự đoán khu vực ảnh hưởng của virus Zika trên toàn thế giới trong mùa hè này. (Nguồn ảnh: Đại học Texas, Hoa Kỳ).
Sahotra Sarkar, một giảng viên tại Khoa sinh học lây nhiễm và các đồng nghiệp tại Đại học Texas (Hoa Kỳ) đã đưa ra những dự báo rõ ràng về khả năng lây lan của Zika đến hơn 100 thành phố lớn trên toàn thế giới. Hai yếu tố chủ chốt đứng đằng sau sự lan tràn quá mức của Zika là hoạt động du lịch bằng đường hàng không và sự sinh sôi của hai loài muỗi phổ biến có khả năng mang bệnh.
Mặc dù hiện nay, các nhà khoa học mới chỉ chứng minh được có duy nhất một loài muỗi có khả năng mang virus Zika, nhưng các nhà nghiên cứu hiện đã tìm thấy các dấu hiệu rất rõ ràng rằng tồn tại một loài muỗi thứ hai cũng có khả năng mang bệnh. Nếu điều này là sự thật thì Zika sẽ có khả năng lan tràn đến cả Hoa Kỳ cũng như phần lớn châu Âu và châu Á.
Các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan khác cho rằng, có quá ít thông tin về số lượng loài muỗi có khả năng mang bệnh trong thực tế. Điều này đã khiến cho công tác dự báo đánh giá thấp mối nguy hiểm thật sự của Zika. Trong mô hình mô phỏng trên máy tính áp dụng điều kiện chỉ có loài muỗi Aedes aegypti có khả năng lây bệnh thì tại Hoa Kỳ, chỉ có bang Florida, Texas và Louisiana có thể xuất hiện bệnh.
Trong số các khu đô thị đông dân tại Hoa Kỳ, Miami và Houston là hai thành phố có nguy cơ lớn nhất.
Theo kịch bản thứ hai, nếu một loài muỗi khác là Aedes albopictus cũng được chứng minh là thật sự có khả năng mang bệnh thì những quốc gia như Canada, Chile và nhiều quốc gia khác ở châu Âu, châu Á cũng sẽ bị lây nhiễm Zika ở phạm vi rất lớn.
Các nhà khoa học hiện đang hợp tác chặt chẽ với các quan chức quản lý y tế công cộng của các nước nằm trong khu vực nguy hiểm nhằm đề ra kế hoạch đối phó thích hợp.
Họ cũng cảnh báo rằng các thành phố lớn như Miami, Orlando, Houston, Tampa và New Orleans cần phải tăng cường nỗ lực để lấy các mẫu thử và giám sát quần thể muỗi sinh sống ở địa phương. Đồng thời cần phải sử dụng các biện pháp kiểm soát muỗi quyết liệt nếu thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào xảy ra.
Thêm vào đó, dịp thế vận hội mùa hè 2016 sắp được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil, sẽ khiến nơi đây có nguy cơ lớn trở thành một ổ dịch Zika khổng lồ.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?
