Phát hiện loài nấm toàn thân phủ đầy vàng

Nấm Fusarium oxysporum bò đến đâu, vàng sẽ phủ quanh các sợi đến đó. Phát hiện này được đánh giá sẽ mang đến lợi ích mới cho ngành công nghiệp khai thác vàng của Úc.

Cái tên nấm Fusarium oxysporum tuy không mới mẻ nhưng chỉ thực sự gây chú ý trong giới khoa học khi gần đây người ta phát hiện ra khả năng đặc biệt của nó: thu thập vàng trong đất.

Phát hiện loài nấm toàn thân phủ đầy vàng
Fusarium oxysporum nằm trong họ Nectriaceae, được phát hiện lần đầu năm 1824, là một loại nấm xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới - (Ảnh: CSIRO).

Các nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối Thịnh vượng Chung (CSIRO) vừa công bố phát hiện này trên tạp chí Nature hôm 23/5. Họ sử dụng kính hiển vi điện tử phóng đại hình ảnh nấm Fusarium oxysporum lấy ở phía tây Australia và nhận thấy rằng các sợi nấm "sơ sinh" có màu hồng, nhưng sợi nấm lớn hơn lại phủ đầy vàng.

Một giả thuyết được đưa ra rằng sợi nấm "tìm kiếm" và hòa tan các vảy vàng bằng phản ứng oxy hóa, sau đó tạo ra một hóa chất khác để làm cho vàng hòa tan rắn lại, bao xung quanh sợi nấm. 

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được bằng cách nào nấm Fusarium oxysporum có thể xác định được vàng và vươn dài các sợi nấm đến đó.

Tsing Bohu, nhà nghiên cứu của CSIRO cho rằng, phát hiện này "bất thường và đáng ngạc nhiên". Bởi vì nấm được biết đến là một trong những dạng sinh vật sống cổ xưa nhất. Nhiều loài nấm được ghi nhận là làm bào mòn, suy giảm hoặc tái chế chất hữu cơ. Chúng cũng có sự tương tác nhất định với kim loại như nhôm, sắt, mangan và canxi nhưng chưa có ghi nhận nào liên quan đến vàng.

Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy một loại nấm có thể đóng vai trò di chuyển vàng qua bề mặt Trái đất và cung cấp cơ sở để phát hiện trữ lượng vàng dưới mặt đất.

Các nhà nghiên cứu đánh giá phát hiện này sẽ mang đến lợi ích mới cho ngành công nghiệp khai thác vàng của Úc. Quốc gia này hiện đang lấy mẫu đất tại các gò mối để tìm dấu vết mỏ vàng ẩn dưới lòng đất. 

Việc tìm kiếm vàng trong lòng đất thông qua nấm, cây cối hoặc tổ côn trùng có chi phí thấp và ít gây hại cho môi trường hơn so với khoan.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đã xác định được nguồn gốc của cây cần sa?

Đã xác định được nguồn gốc của cây cần sa?

Từ lâu, người ta đã biết rằng cây cần sa có nguồn gốc từ Trung Á, nhưng đây có phải là nguồn gốc thực sự? Một nghiên cứu mới đã cung cấp những thông tin đáng chú ý.

Đăng ngày: 26/05/2019
Vườn cây cổ thụ xoắn ốc kỳ quái thu hút du khách ở Canada

Vườn cây cổ thụ xoắn ốc kỳ quái thu hút du khách ở Canada

Cách khoảng 20km về phía tây bắc của thị trấn Hafford, ở Saskatchewan, Cacsh có một rừng cây với những thân cây và cành cây xoắn mạnh, cong vẹo lạ thường thu hút được sự tò mò của rất đông du khách.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cây cối có bị ung thư không?

Cây cối có bị ung thư không?

Các loại cây cối cũng có thể bị ung thư, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: vi khuẩn, virus, nấm...

Đăng ngày: 23/05/2019
Những loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm tại Việt Nam

Những loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm tại Việt Nam

Các loài xâm lấn, còn được gọi là loài ngoại lai xâm hại hoặc chỉ đơn giản là giống nhập ngoại, loài ngoại lai là một cụm từ chỉ về những loài động vật, thực vật hệ được du nhập từ một nơi khác vào vùng bản địa và nhanh chóng sinh sôi, nảy nở.

Đăng ngày: 23/05/2019
Tổ ong 80.000 con ẩn náu trong tường nhà dân Tây Ban Nha

Tổ ong 80.000 con ẩn náu trong tường nhà dân Tây Ban Nha

Chủ nhà nghe thấy tiếng rì rầm phát ra từ bức tường suốt hai năm và phải nhờ đến chuyên gia di dời tổ ong khi không thể chịu nổi.

Đăng ngày: 23/05/2019
Phát hiện loại cây dương xỉ có khả năng sống trong môi trường ô nhiễm thạch tín

Phát hiện loại cây dương xỉ có khả năng sống trong môi trường ô nhiễm thạch tín

(Dân trí) - Các nhà khoa học cho rằng phát hiện mới này có thể giúp làm sạch các chất thải độc hại dễ dàng hơn trong tương lai.

Đăng ngày: 20/05/2019

"Bi kịch" cuộc đời cây ăn thịt lớn nhất thế giới: Tử thần lại trở thành... toilet công cộng

Chúng lại thích như thế, vậy mới kỳ lạ chứ. Một cơ chế tiến hóa... mất vệ sinh không để đâu cho hết.

Đăng ngày: 19/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News