Phát hiện loài nhện nhảy mặt xanh tí hon mới ở Úc
Người may mắn tìm ra con nhện tí hon có tên Amanda De George cho biết khi đang chụp một số bức ảnh thì bất ngờ đã nhận ra con nhện nhảy mặt xanh ngay tại sân sau của nhà cô ở New South Wales.
Ban đầu Amanda De George không hề biết mình vừa đóng góp cho ngành phân loại học của Úc. Sau khi được xác nhận, con nhện mặt xanh nhỏ bé đã được công bố là một chi thuộc họ Salticidae (nhện nhảy) có nguồn gốc từ Úc.
Con nhện này là một chi thuộc họ Salticidae.
Amanda De George cho biết đã đăng các bức ảnh của con nhện nhảy lên mạng internet. Vào tháng 6 vừa qua, cô ấy lại nhìn thấy một con khác, những con nhện này chỉ khoảng 4mm, lần này là dưới ánh sáng mặt trời đầy đủ.
"Tôi gần đã không vào bên trong để lấy máy ảnh ra chụp lại nhưng rất vui vì lần này trong ánh nắng đầy đủ, con nhện này hoàn toàn tuyệt đẹp. Nó nhìn tôi với khuôn mặt và đôi mắt xanh như điện. Tôi không biết rằng mình đã thực sự tìm thấy một loài mới đối với khoa học”, Amanda De George cho biết.
Loài nhện này chưa từng được biết đến trước đó.
Joseph Schubert, một chuyên gia của Bảo tàng Victoria, là người đã phát hiện ra những bức ảnh của con nhện nhảy được đăng trên mạng và ngay lập tức nhận ra rằng đây là một loài chưa từng được biết đến.
“Một số đồng nghiệp và tôi đã xuất bản một bài đánh giá về loài nhện Jotus vào năm ngoái, vì vậy tất cả các loài hiện được biết đến đều còn mới trong tâm trí tôi. Không có loài nào khác được biết đến có lông như loài này”, Joseph Schubert nhấn mạnh.
Sau đó Joseph Schubert đã liên hệ với Amanda để hỏi liệu cô có tình cờ thu thập một mẫu vật không. Amanda ngay lập tức đã bắt đầu một cuộc tìm kiếm kéo dài 3 tháng, lật tung lá cây, đá và đồ đạc trong vườn, dưới áp lực rằng một loài mới tiềm năng đang ẩn nấp ở đâu đó gần đó. Cuối cùng, thật may mắn Amanda đã phát hiện ra một con và gửi cho Joseph để chính thức nhận dạng.
Đây là loài nhện Jotus mới.
Amanda giải thích: “Tôi đã liên lạc ngay với Joseph. Anh ấy hướng dẫn tôi cách bắt nó một cách an toàn, sử dụng khăn giấy trong lọ đựng mẫu vật nhỏ để nhện nép vào và cách đóng gói để đảm bảo không có chuyển động nào trong chiếc hộp”.
Khi nhận được món hàng quý giá, Schubert đã rất phấn khích khi xác nhận rằng đó thực sự là một loài Jotus mới.
"Giống như hầu hết các loài nhện, các loài Jotus thường có thể được phân biệt bằng cách sắp xếp cấu trúc sinh sản của chúng. Đây là lý do tại sao việc kiểm tra mẫu vật vật lý dưới kính hiển vi lại quan trọng đến vậy. Đôi khi, giống như trong trường hợp với loài mà Amanda gửi cho tôi, những con đực có thể phân biệt bằng các mẫu màu của chúng. Tôi nghĩ nó là một con vật cực kỳ lộng lẫy với khuôn mặt màu xanh dương rực rỡ”, Joseph Schubert thông tin.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
