Phát hiện loại protein chặn tế bào ung thư di căn trong cơ thể
Một loại protein trong cơ thể người có khả năng ngăn chặn việc di chuyển và độ bám dính của tế bào ung thư vú.
Tiến sĩ Fred Brazda, Trường Y khoa New Orleans, Mỹ và nhóm nghiên cứu của ông vừa phát hiện một loại protein trong cơ thể người mang tên Nischarin. Protein này tham gia nhiều vai trò sinh học, trong đó có quá trình di chuyển của tế bào ung thư vú.
Ngăn chặn khối u di căn giúp bác sĩ và bệnh nhân có thêm thời gian và cơ hội để chữa trị bệnh. (Ảnh: Health).
Họ tiến hành điều tra chức năng của Nischarin trong việc tác động đến exosome - các túi có kích thước nano (túi đầy chất lỏng) chứa protein, vật liệu di truyền và nhiều vật liệu khác liên quan đến quá trình sinh lý và bệnh lý. Exosome có nguồn gốc từ khối u có vai trò truyền thông điệp giữa các tế bào, giúp khối u tiến triển và di căn.
"Nischarin sẽ làm ức chế sự bài tiết của exosome. Thay vì thúc đẩy di căn, protein này làm giảm sự vận động, độ bám dính của các tế bào ung thư vú và làm giảm khối lượng khối u", Brazda giải thích.
Theo tạp chí khoa học Cancer Research, Nischarin được so sánh như một loại thuốc "ức chế khối u". Tuy nhiên, không phải tế bào ung thư nào cũng có protein này. Các nhà khoa học sẽ lợi dụng khả năng Nischarin làm tiền đề cho các phương pháp điều trị ung thư mới.
Trong bệnh ung thư vú, tình trạng di căn, đặc biệt di căn qua phổi là lý do khiến nhiều bệnh nhân tử vong. Khi có thể ngăn chặn sự di căn của khối u, các bác sĩ và bệnh nhân sẽ có thêm nhiều thời gian và cơ hội hơn để chữa trị.

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày
Nôn hoặc tiểu ra máu, đầy bụng sau khi ăn, khó nuốt... có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, theo Learnaboutcancer.

Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời
Hôm nay 5/7 là kỉ niệm 20 năm ngày sinh của cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới (5/7/1996 - 5/7/2016). Dolly được tạo ra bởi Ian Wilmut và các cộng sự tại viện Roslin (Edinburgh, Scotland), lấy giống từ cừu Dorset của Phần Lan.

Video trực quan về lá phổi đen kịt của người hút thuốc lá
Kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc vừa phát đi một đoạn video ghi lại hình ảnh lá phổi bị tàn phá khủng khiếp do tác dụng của thuốc lá.

Cậu bé 13 tuổi phát minh ra công cụ trí tuệ nhân tạo giúp điều trị ung thư tụy
Cậu bé đã sáng tạo ra thuật toán mà trong đó một mô hình hóa bằng máy được sử dụng để giúp các bác sĩ tập trung vào tuyến tụy trong suốt quá trình điều trị ung thư, theo Time.

Những hiểu nhầm về ung thư: Từ "hóa chất" trong thực phẩm đến wifi
Có những điều chỉ là cường điệu về nguy cơ dẫn tới ung thư trong cuộc sống – nhưng lại ngày càng trở nên phổ biến. Đâu là sự thật và sự hư cấu?

Thuốc trị ung thư “'thông minh”? Tại sao không!
Một công ty kỹ thuật y học có tên Proteus, trụ sở đặt tại Thung lũng Silicon đã tạo ra một thứ được gọi là "thuốc thông minh".
