Phát hiện loài "quái thú cổ đại" chưa từng biết đến: Chó lai gấu nặng 320kg xuất hiện ở Pháp
Một quái thú ăn thịt cổ quái và nguy hiểm đã lang thang trên đất Pháp 12 triệu năm trước, trông một con chó lai gấu khổng lồ.
Theo Sci-News, loài mới được đặt tên Tartarocyon cazanavei, thuộc nhóm Amphicyonid, họ Amphicyonidae, đại diện cho một trong những nhóm động vật ăn thịt đặc trưng của châu Âu cổ đại.
Loài chó lai gấu khổng lồ đang săn một con thú lớn bên bờ biển nước Pháp 12 triệu năm trước - (Ảnh: DENNY NAVARRA)
Hình dáng cổ quái khiến nhóm sinh vật được gọi một cách thông tục là chó - gấu hay chó lai gấu, bởi nó y hệt một đứa con lai hoàn hảo giữa một con gấu nâu và một con chó lớn. Đây là một nhóm động vật có vú đã hoàn toàn tuyệt chủng, không để lại thế hệ con cháu trên địa cầu.
Hóa thạch giúp xác định loài mới này là một phần hàm dưới được phục hồi từ trầm tích biển của Sallepisse thuộc vùng Pyrénées-Atlantiques - Pháp.
Theo tiến sĩ Bastien Mennecart, nhà cổ sinh vật học từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Basel (Pháp), sinh vật chưa từng biết trên thế giới này nổi bật vì răng của nó.
"Không giống các Amphicyonid quen thuộc, con vật này có một chiếc răng tiền hàm thứ tư bên dưới duy nhất. Chiếc răng này đặc biệt quan trọng để xác định loài và chi" - tiến sĩ Mennecart cho biết.
Sinh vật này đã sống ở rìa phía Bắc của dãy núi Pyreneees cách đây 12 đến 12,8 triệu năm, một giai đoạn mà hóa thạch về động vật có vú rất hiếm ở khu vực. Kích thước cơ thể của con vật có thể đạt tới 320kg khi trưởng thành.
Loài mới này cũng mang đến cơ hội đặc biệt để các nhà khoa học khám phá đầy đủ về sự phát triển của các loài chó gấu ở châu Âu dựa trên bối cảnh của các sự kiện môi trường đã biết.
Nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên PeerJ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
