Phát hiện loài quái vật khổng lồ thích ăn thịt cá mập
Các nhà khoa học mới đây đã công bố một loài khủng long thích sống dưới nước, lớn hơn cả khủng long bạo chúa và thích ăn cá mập.
Loài mới này được gọi là Spinosaurus aegyptiacus có vẻ bề ngoài khá giống với cá sấu. Nó có thể di chuyển dễ dàng dưới nước với bàn chân phẳng, rộng và những móng vuốt giúp tóm chặt con mồi.
Cận cảnh mô phỏng loài khủng long khổng lồ này.
Sở hữu chiều dài hơn 15m và nặng tới 18 tấn, đây được cho là loài khủng long ăn thịt lớn nhất từng được biết đến. Chúng sống trong kỷ Phấn trắng, cách đây hơn 100 triệu năm trước.
Chiếc cổ dài cùng hàm rộng với những chiếc răng sắc như dao cạo giúp nó trở thành sát thủ đáng sợ. Nó có thể sống ở cả trên cạn lẫn dưới nước giống như cá sấu hiện tại. Khẩu phần ăn của chúng gồm các loài cá, rùa, thậm chí là cá mập.
Phần cánh buồm trên lưng lớn giống như vây cá hiện vẫn chưa rõ nó có tác dụng gì. Các nhà khoa học dự đoán, có thể nó đóng góp vai trò gì dó trong việc săn mồi ở dưới nước.
Hoá thạch đầu tiên của nó được phát hiện ở Sahara thuộc Ai Cập hơn 100 năm trước nhưng tới giờ những nghiên cứu mới khá trọn vẹn.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p
