Phát hiện loài tắc kè hoa có "mào" nổi bật tại Ethiopia

Loài tắc kè hoa này có màu hơi vàng, nâu hoặc thậm chí là xanh lục sáng; các vảy gai mở rộng trên lưng và đuôi, tạo thành một cái mào nổi bật, nó thường sống trên những cây nhỏ, bụi rậm ở độ cao trên 2.500m so với mực nước biển.

Nhóm nhà động vật học Đức và Cộng hòa Séc đã phát hiện ra một loài tắc kè hoa mới sống trên sườn núi Bale ở Ethiopia.

Phát hiện loài tắc kè hoa có mào nổi bật tại Ethiopia
Loài tắc kè hoa mới được phát hiện Trioceros wolfgangboehmei. (Ảnh: Petr Nečas/Bảo tàng Nghiên cứu Alexander Koenig).

Phát hiện về Trioceros wolfgangboehmei được công bố trên Tạp chí Hệ sinh thái và tiến hóa.

Thore Koppetsch từ Bảo tàng Nghiên cứu Alexander Koenig - Tác giả chính của nghiên cứu cho biết, dãy núi Bale ở miền Trung Nam Ethiopia được coi là một trong những trung tâm sinh thái độc đáo nhất, với vô số loài động, thực vật có thể tìm thấy ở đó. Đã có hai loài thuộc giống tắc kè hoa Trioceros được phát hiện, chúng tôi đã tìm ra một đại diện độc đáo khác của nhóm này từ sườn phía Bắc của dãy núi Bale. Thật thú vị, loài tắc kè hoa mới này được coi là một phần của quần thể loài tắc kè hoa Trioceros affinis.

Theo Science News, loài tắc kè hoa mới được đặt tên là Trioceros wolfgangboehmei, chúng có kích thước nhỏ với tổng chiều dài 15,6cm (chiều dài mõm là 6,5cm và chiều dài đuôi là 9,1cm); đầu tương đối ngắn (1,9cm). Màu của các cá thể này hơi vàng, nâu hoặc thậm chí là xanh lục sáng. Điểm đặc trưng về ngoại hình của loài này là các vảy gai mở rộng trên lưng và đuôi, tạo thành một cái mào nổi bật, nó thường sống trên những cây nhỏ, bụi rậm ở độ cao trên 2.500m so với mực nước biển.

Tắc kè hoa là một trong những nhóm bò sát có vảy được quan tâm nhất, không chỉ do hành vi hoặc khả năng thích nghi đặc biệt, mà còn vì sự phân bố và đa dạng loài đặc biệt của chúng. Hơn 215 loài được mô tả thuộc họ Chamaeleonidae phân bố từ châu Phi, Nam Âu và Trung Đông đến các vùng của Nam Á. Trên thực tế, đảo Madagascar ở phía Đông Nam châu Phi là địa điểm nổi tiếng về sự đa dạng của tắc kè hoa. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đặt ra giả thuyết rằng, họ Chamaeleonidae có nguồn gốc từ châu Phi.

Châu Phi không chỉ có nhiều loài tắc kè hoa khác nhau mà đặc biệt còn có một số lượng lớn các loài đặc hữu chỉ giới hạn ở những ngọn núi hay dãy núi đơn lẻ, chẳng hạn như chi Kinyongia, cũng như một số loài thuộc chi Trioceros của loài mới được phát hiện.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Túi nguyên thủy" ở bụng mèo và những điều chưa biết

Có thể bạn không biết rằng, mèo có một bộ phận được gọi là " túi nguyên thủy". Nó nằm dọc theo chiều dài của bụng mèo. Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng đó là do mèo béo dẫn đến bụng phệ.

Đăng ngày: 12/04/2021
Choáng váng sinh vật đứt đôi cơ thể vẫn sống còn nhân bản làm hai

Choáng váng sinh vật đứt đôi cơ thể vẫn sống còn nhân bản làm hai

Theo Netease News đưa tin, mới đây, một thanh niên ở quận Dư Hàng, thành phố Hàng Châu, Trung Quốc đã vô tình bắt gặp một sinh vật có vẻ ngoài kỳ dị

Đăng ngày: 11/04/2021
Khỉ đột vỗ ngực để làm gì?

Khỉ đột vỗ ngực để làm gì?

Rất nhiều người cho rằng hành vi vỗ ngực của những con khỉ đột chỉ là để thể hiện sự thách thức hay thống trị.

Đăng ngày: 10/04/2021
Kỳ lạ loài vật duy nhất dùng xương sườn làm vũ khí

Kỳ lạ loài vật duy nhất dùng xương sườn làm vũ khí

Có tên khoa học là Pleurodeles Waltl, sa giông xương sườn nhọn là một loài động vật lưỡng cư có cách thức tự vệ vô cùng kỳ lạ.

Đăng ngày: 09/04/2021
Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Đăng ngày: 08/04/2021
Biến đổi khí hậu buộc gấu Bắc Cực chuyển sang ăn trứng

Biến đổi khí hậu buộc gấu Bắc Cực chuyển sang ăn trứng

Tình trạng thiếu hụt nguồn thức ăn đã khiến gấu Bắc Cực phải tìm tới trứng chim biển để chống đói khi hiện tượng băng tan thu hẹp các khu vực săn mồi của loài này.

Đăng ngày: 08/04/2021
Lần đầu tiên có thể thu thập DNA của cơ thể sống thông qua không khí

Lần đầu tiên có thể thu thập DNA của cơ thể sống thông qua không khí

Kỹ thuật thu thập mẫu ADN trong không khí hứa hẹn sẽ mở ra một hướng tiếp cận mới trong điều tra pháp y, thậm chí nghiên cứu các căn bệnh lây truyền qua đường không khí như Covid-19.

Đăng ngày: 07/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News