Phát hiện loài tắc kè ngón cong mới ở Campuchia

Nhà sinh vật học Thy Neang tìm thấy một loài tắc kè ngón cong chưa từng được biết đến trong Khu bảo tồn Động vật hoang dã Prey Lang.

Loài mới, Cyrtodactylus phnomchiensis, được phát hiện trong một cuộc khảo sát thực địa trên núi Phnom Chi, một địa điểm bị cô lập rộng khoảng 4.464 ha và cao 652 m ở Prey Lang. "Không ai nghĩ rằng có những loài chưa được mô tả bên trong khu bảo tồn. Khám phá này bởi vậy là một bất ngờ lớn", Neang cho biết.

Phát hiện loài tắc kè ngón cong mới ở Campuchia
Tắc kè ngón cong Cyrtodactylus phnomchiensis ở Campuchia. (Ảnh: ZooKeys).

Theo nghiên cứu được công bố hôm 13/4 trên tạp chí ZooKeys, C. phnomchiensis có cơ thể mảnh (dài 76,1 - 80,7 mm tính từ miệng đến huyệt), chiếc đuôi lớn vừa phải (dài 56,9 - 79,1 mm; rộng 4,4 - 5,7 mm), bàn chân có 5 ngón dài và cong, phần đùi có các vảy lớn trong khi bụng được bao phủ bởi nhiều vảy nhỏ.

Loài mới là một thành viên thuộc chi tắc kè ngón cong Cyrtodactylus, một nhóm bò sát vô cùng đa dạng với hơn 290 loài được công nhận, trong đó phần lớn sinh sống ở khu vực Đông Nam Á. Trong thập kỷ qua, nhiều loài được phát hiện có phạm vi sinh sống rất hạn chế. Do đó, C. phnomchiensis nhiều khả năng là loài đặc hữu của núi Phnom Chi.

Phát hiện loài tắc kè ngón cong mới ở Campuchia
C. phnomchiensis có các ngón chân dài và cong. (Ảnh: ZooKeys).

Môi trường hoang dã ở Phnom Chi vẫn trong tình trạng tương đối tốt, nhưng hoạt động khai thác vàng bất hợp pháp quy mô nhỏ xung quanh ngọn núi có thể là mối đe dọa với các loài mới trong tương lai. 

"Phát hiện thú vị này đã góp phần mở rộng danh sách động vật bò sát ở Campuchia cũng như trên toàn thế giới. Nó cho thấy Khu bảo tồn Động vật hoang dã Prey Lang rất quan trọng đối với đa dạng sinh học và cần được quan tâm bảo tồn", Neang nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cuộc phiêu lưu của những chú cá con

Cuộc phiêu lưu của những chú cá con

Có tới 1/4 trong 27.000 loài cá sinh sống ở rạn san hô vốn chỉ chiếm <1% bề mặt Trái đất. Nhưng trước khi ổn định tại ngôi nhà lung linh này, những chú cá con phải trải qua bao nhiêu nguy hiểm và khó khăn trong suốt quá trình tự trưởng thành.

Đăng ngày: 13/04/2020
Loài thằn lằn đẻ trứng và sinh con cùng lúc

Loài thằn lằn đẻ trứng và sinh con cùng lúc

Khả năng sinh sản “kép” của loài thằn lằn bóng vùng Australia giúp nhà khoa học hiểu rõ quá trình tiến hóa khi mang thai ở loài bò sát.

Đăng ngày: 13/04/2020
Chim ưng cái giao phối khác loài đẻ con lai hiếm

Chim ưng cái giao phối khác loài đẻ con lai hiếm

Không thể tìm thấy con đực cùng loài, chim ưng đen cái buộc phải tán tỉnh và ghép đôi với một con ưng vai đỏ đực bản xứ.

Đăng ngày: 10/04/2020
Cơ thể trong suốt của gấu nước

Cơ thể trong suốt của gấu nước "bất tử"

Các bộ phận bên trong cơ thể gấu nước phát sáng rực rỡ dưới kính hiển vi nhờ màu nhuộm huỳnh quang.

Đăng ngày: 10/04/2020
Chim oanh

Chim oanh "lẻ bóng" 4 năm vì bộ lông bạch tạng

Một con chim oanh bạch tạng buộc phải sống đơn độc nhiều năm do không có phần ức màu đỏ đặc trưng giúp chim đực nhận ra bạn tình tiềm năng.

Đăng ngày: 08/04/2020
Rùa biển đồng loạt lên bờ đẻ trứng

Rùa biển đồng loạt lên bờ đẻ trứng

Bãi biển sạch và vắng khách do tác động của Covid-19 cung cấp môi trường sinh sản thuận lợi cho rùa biển ở miền đông Ấn Độ.

Đăng ngày: 08/04/2020
Các nhà khoa học phát hiện chim cánh cụt thực sự “nói chuyện” dưới nước

Các nhà khoa học phát hiện chim cánh cụt thực sự “nói chuyện” dưới nước

Giống như các loài chim biển khác, chim cánh cụt có thể kêu lớn trên đất liền, nhất là những nơi chúng sinh sản. Chúng sử dụng tiếng gọi này để liên lạc với bạn đời và họ hàng của chúng.

Đăng ngày: 06/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News