Phát hiện loài thực vật mới, được đặt tên theo khu bảo tồn thiên nhiên ở miền Trung
Một loài mới vừa được phát hiện và chỉ ghi nhận ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Quảng Trị, vừa được các nhà thực vật học công bố trên tạp chí chuyên ngành Phytotaxa.
Một nhóm các nhà thực vật học thuộc Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu lâm nghiệp Đài Loan, Viện Nghiên cứu khoa học Miền Trung, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cùng kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông đã mô tả một loài mới thuộc chi Thu hải đường (Begonia), phân chi (sect. Petermannia).
Loài mới Đakrông Begonia dakrongensis C.H.Nguyen, T.A.Le & C.W.Lin ngoài tự nhiên - (Ảnh: LÊ TUẤN ANH)
Begonia là một chi lớn thực vật có hoa thân thảo thuộc họ Thu hải đường (Begoniaceae). Việt Nam tự hào là một trong những bộ sưu tập thu hải đường đa dạng nhất trong khu vực, với hơn 90 loài.
Trong chuyến thực địa năm 2023, đoàn nghiên cứu phát hiện loài mới này mọc trên vách đá thuộc khu vực thác Đỗ Quyên, nằm trong vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông. Cho đến nay, loài này chỉ được phát hiện và ghi nhận ở khu vực này. Chính vì vậy, loài mới được đặt tên theo tên khu bảo tồn.
Loài Thu hải đường Đakrông Begonia dakrongensis C.H.Nguyen, T.A.Le & C.W.Lin có hình thái ngoài tương đồng cao với loài Thu hải đường cuống ngắn (Begonia abbreviata C.I Peng) được phát hiện cũng ở chính khu bảo tồn này.
Tuy nhiên, so sánh kỹ cho thấy nó là một loài mới chưa được mô tả. Cây thân rễ đỏ tươi đến nâu, lá kèm hình trứng, hình tam giác, hơi xiên, đỉnh nhọn và có lông. Lá mọc so le, gần như ép hẳn vào vách đá, phiến lá không đối xứng, từ hình tam giác đến hình trứng thuôn, rìa có răng cưa.
Cụm hoa ở nách lá và ngọn, gồm hoa đơn tính và lưỡng tính, hình chùy hoặc hình chụm. Đặc biệt ngoài cánh hoa và quả bao phủ nhiều gai nhỏ màu đỏ rất nổi bật trên cánh tràng màu trắng.

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2
Cánh đồng cỏ biển tại Tây Australia thực chất chỉ do một cây con nhân bản, phát triển bền bỉ qua các thay đổi môi trường trong suốt 4.500 năm.
