Phát hiện loại virus khổng lồ "ăn sống" vi khuẩn
Virus được tìm thấy có kích thước gấp 15 lần bình thường, chứa bộ ribosome và có khả năng thực hiện hướng dẫn DNA để xây dựng protein.
Nhóm nghiên cứu quốc tế, dẫn đầu là các nhà khoa học Đại học California, Berkeley mới phát hiện loài thực khuẩn (virus lây nhiễm vi khuẩn) có thể chứa số lượng gene nhiều gấp 4 lần các thực khuẩn khác. Trong đó một số con có kích thước lớn gấp 15 lần bình thường với 735.000 cặp bazơ - cặp nucleotide của DNA.
Virus tấn công vi khuẩn chứa bộ ribosome, dịch mã DNA để xây dựng protein. (Ảnh: Shutterstock).
Loại virus này không chỉ có kích thước khổng lồ mà còn "cấp tiến" hơn với bộ máy tế bào có thể đọc mã, thực hiện hướng dẫn DNA để xây dựng protein. Quy trình này còn được gọi là dịch mã. Khả năng đặc biệt đó đặt ra câu hỏi cho sự hiểu biết của các nhà khoa học về định nghĩa "sự sống" của virus.
Virus diệt vi khuẩn ẩn nấp trong các hệ sinh thái nước nóng, hồ nước ngọt, thậm chí trong nước bọt con người. Thông thường, virus bị coi là loại "không có sự sống" bởi nó không thể tự nhân đôi, phát triển khi ở ngoài vật chủ. Ranh giới để phân loại virus và vi khuẩn là ribosome (bào quan tổng hợp chuỗi polipeptit dựa trên khuôn mã của ARN thông tin) và khả năng dịch mã, theo Rohan Sachdeva, chuyên gia sinh thái học vi khuẩn từ Đại học California, Berkeley. Nó xóa nhòa ranh giới phân biệt sự sống- chết của loài siêu vi.
Thực tế, các virus này rất tiên tiến, chúng tiêm vi khuẩn mục tiêu, chiếm quyền điều khiển thiết bị xây dựng gene của chúng và tạo ra các bản sao. Virus khổng lồ cũng sử dụng thiết bị này để chống lại thực khuẩn cạnh tranh tìm cách ăn "vi khuẩn con mồi" mà nó nhắm đến.
Nhà vi khuẩn học Basem Al-Shayeb cho biết, vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại cùng tồn tại bên trong cơ thể. Chúng có thể hiểu rõ loại thực khuẩn nào cộng sinh với mình trên người và động vật, cách chúng tác động đến vật chủ.
Phát hiện này có ý nghĩa sâu rộng trong nghiên cứu khoa học về virus, đồng thời mang tới những khám phá mới về sức khỏe thể chất, tinh thần của chính con người, cũng như hệ sinh vật bên trong ruột của chúng ta. Các nhà khoa học có thể nắm rõ hơn về những gì thực khuẩn sở hữu, giúp kiểm soát tốt hơn hệ sinh vật trong đường ruột, từ đó, tạo ra một cuộc cách mạng ở một số lĩnh vực y học, điều trị những căn bệnh chưa có cách cứu chữa.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả
Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.
