Virus khổng lồ mới được phát hiện có thể thay đổi định nghĩa của chúng ta về virus

Virus là sinh vật sống hay chỉ là thứ gì đó như zombie?

Trong một bài báo trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học cho biết họ vừa phát hiện 2 chủng virus khổng lồ mới ở Brazil. Điều đặc biệt ở các virus này chúng có kích thước và cấu trúc di truyền phức tạp đến nỗi, có thể thay đổi định nghĩa hiện tại của con người về virus.


Hai chủng virus khổng lồ mới được phát hiện có thể thay đổi định nghĩa của chúng ta về virus.

Hai chủng virus được gọi là Tupanvirus, theo tên vị thần sấm sét trong thần thoại Brazil – Tupã. Mặc dù chúng không phải là mối đe dọa đối với con người, sự tồn tại của Tupanvirus sẽ thách thức định nghĩa về ranh giới hiện tại về virus của chúng ta.

Tupanvirus hồ nước ngọt và một là Tupanvirus biển sâu, đúng như tên gọi, cả hai đều sống ở những môi trường nước khắc nghiệt. Chúng là một trong những virus lớn nhất từng được phát hiện, và cũng chứa những cơ quan có thể sản sinh nhiều protein nhất từ trước đến nay.

Virus Tupanvirus có dạng hình tua và lớn đến nỗi có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi quang học thông thường. Độ dài của chúng có thể đạt tới 2,3 micromet. Cấu trúc di truyền của Tupanvirus gồm 1,5 triệu cặp cơ sở DNA. Nhờ vậy, số lượng protein chúng mã hóa được có thể lên tới 1.425 loại.

Trên khía cạnh tổng hợp protein, Tupanvirus là “cỗ máy dịch mã [tạo ra protein] lớn nhất trong thế giới các loài virus”, nhà nghiên cứu Bernard La Scola từ trường đại học Aix-Marseille, Pháp, cho biết.

Cấu trúc di truyền cồng kềnh đặt Tupanvirus vào họ virus Mimiviridae, được đặt tên theo tên loài virus khổng lồ Mimivirus, được xác định vào năm 2003. Vào thời điểm đó, Mimivirus là loài virus có đường kính lớp vỏ lớn nhất từng được khám phá. Ngoài ra, nó còn có nhiều thuộc tính đáng chú ý khác.

Trước khi Mimivirus được phát hiện, virus thường được coi là hoàn toàn tách biệt với các sinh vật sống. Bởi không có khả năng tổng hợp protein (một công việc cần thiết để sản sinh ra năng lượng), virus được coi một nửa là sinh vật sống và một nửa là thứ gì đó không sống. Chúng thường được ví như những con zombie.

Một điều hiển nhiên các định nghĩa hiện nay quy định rằng virus không có đời sống tế bào. Tuy nhiên, sự phức tạp về di truyền của Mimivirus - và các virus khổng lồ khác được phát hiện sau này – đã thách thức ranh giới của lý thuyết đó.

Các virus khổng lồ mang gene với đầy đủ chức năng liên quan như sửa chữa sai hỏng trong DNA, nhân bản DNA, sao chép và dịch mã để tổng hợp protein. "Với sự phát hiện ra các siêu virus này, chúng ta đã thấy được rằng những gene này có thể tồn tại trong các bộ gene của virus”, Jônatas Abrahão, một trong những nhà nghiên cứu phát hiện ra Tupanvirus cho biết.

"Đặc điểm này đã thay đổi khái niệm chúng ta sử dụng để phân biệt giữa virus và sinh vật được cấu thành bởi tế bào". Càng có nhiều thông tin về virus khổng lồ, chúng ta càng học được những gì chúng có khả năng thực hiện.

Các chủng Tupanvirus không chỉ chứa một bộ gene hoàn chỉnh, cần thiết cho sản xuất protein - khoảng 30% bộ gene của chúng còn chưa được khoa học trước đây biết đến. Các gen này vô cùng đặc biệt và chưa từng được ghi nhận trong bất kể một loài sinh vật nào, từ vi khuẩn cổ đại đến hiện đại và sinh vật nhân thực.


Hình ảnh phóng đại ở các kích thước khác nhau của Tupanvirus.

Tupanvirus và các loại virus khổng lồ nói chung còn chứa đựng rất nhiều bí ẩn cần khám phá. Nhưng cho đến giờ phút này, chúng ta có một tin tốt là dù chúng có là sinh vật kiểu nào đi chăng nữa, Tupanvirus cũng không gây hại cho con người.

Chúng chỉ lây nhiễm trên trùng amip. Bởi vậy, trừ khi bạn là một con amip, bạn mới phải sợ hãi virus Tupanvirus. Khác với các loại virus khổng lồ được phát hiện trước đây, Tupanvirus lây nhiễm trên nhiều loài amip khác nhau, có lẽ sẽ trở thành nỗi kinh hoàng đối với những kí sinh trùng này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bí quyết giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết

Bí quyết giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết

Bí quyết nhỏ sau đây sẽ giúp bạn cách nuôi dưỡng nụ, giữ hoa đào tươi lâu, được bền hoa và bông nở đẹp trong những ngày Tết.

Đăng ngày: 24/02/2025
Loại đào

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?

Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Đăng ngày: 14/02/2025
Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Đăng ngày: 05/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News