Phát hiện lượng lớn vi khuẩn dưới đáy Bắc Băng Dương

Nhóm vi khuẩn mới có họ với vi khuẩn gây bệnh lây qua đường tình dục, sinh sôi mạnh trong môi trường áp suất lớn và thiếu oxy.

Các nhà khoa học tìm thấy lượng lớn vi khuẩn Chlamydiae sống ở độ sâu 3 km so với bề mặt Bắc Băng Dương, phát triển khoảng vài mét dưới lớp trầm tích đáy biển. Dù chịu áp suất lớn và thiếu oxy, chúng vẫn sinh sôi mạnh, thậm chí dường như chiếm lĩnh vài khu vực dưới đáy biển. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Current Biology ngày 5/3.

Phát hiện lượng lớn vi khuẩn dưới đáy Bắc Băng Dương
Minh họa vi khuẩn Chlamydiae. (Ảnh: Live Science).

Những vi khuẩn mới phát hiện có họ với Chlamydia trachomatis, vi khuẩn gây ra Chlamydia, bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), khoảng 2,86 triệu người nhiễm Chlamydia mỗi năm. Chlamydia trachomatis thuộc lớp Chlamydiae. Nhiều vi khuẩn thuộc lớp này phụ thuộc vào vật chủ để sinh tồn.

"Tìm thấy Chlamydiae trong môi trường này là điều chúng tôi hoàn toàn không ngờ tới. Câu hỏi đặt ra là chúng đang làm gì ở đây?", tác giả chính của nghiên cứu, Jennah Dharamshi, chuyên gia về đa dạng vi sinh vật và tiến hóa tại Đại học Uppsala, cho biết.

Dharamshi cùng đồng nghiệp phát hiện số vi khuẩn này bằng cách thu thập những mẫu trầm tích gần Lâu đài Loki, khu miệng phun thủy nhiệt nằm giữa Iceland, Na Uy và quần đảo Svalbard. Nhóm nhà khoa học nghiên cứu toàn bộ vật liệu di truyền có trong mẫu vật. Khác với "anh em" của mình, nhóm vi khuẩn Chlamydiae mới phát hiện có vẻ không phụ thuộc vào vật chủ để sinh sống. Tuy nhiên, chúng có thể lấy dưỡng chất từ các vi sinh vật xung quanh.

"Kể cả khi nhóm vi khuẩn Chlamydiae này không gắn với vật chủ, chúng tôi cũng cho rằng chúng cần hợp chất từ những vi sinh vật khác sống trong lớp trầm tích biển", Thijs Ettema, tác giả nghiên cứu, giáo sư vi sinh vật học tại Đại học Wageningen, nhận định.

"Vai trò của nhóm vi khuẩn này trong hệ sinh thái biển có thể lớn hơn những gì chúng tôi từng nghĩ", đồng tác giả Daniel Tamarit, chuyên gia tại phòng thí nghiệm của Ettema, chia sẻ.

Nhóm nhà khoa học hy vọng có thể nuôi những vi khuẩn này trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, môi trường sống của chúng quá đặc biệt, không có oxy và chịu áp suất lớn, nên đây là một thách thức không nhỏ, theo Ettema. Việc nghiên cứu chúng trong phòng thí nghiệm có thể giúp hé lộ cách vi khuẩn Chlamydiae cổ xưa tiến hóa để gây bệnh cho động vật, thực vật, nấm và các vi sinh vật trên Trái Đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao không nên tưới cây vào giữa trưa hè?

Tại sao không nên tưới cây vào giữa trưa hè?

Nước rất cần thiết cho cây, nước giúp đưa chất dinh dưỡng từ rễ để nuôi cây nên do đó để cây phát triển tốt ta nên tưới nước thường xuyên.

Đăng ngày: 08/03/2020
Chưa hết virus corona, Trung Quốc đã phải đối mặt với

Chưa hết virus corona, Trung Quốc đã phải đối mặt với "đại dịch" châu chấu

Cơ quan lâm nghiệp Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo về mối đe dọa từ các loài côn trùng gây hại xâm nhập từ nước ngoài. Chính phủ cũng đang chuẩn bị các biện pháp đối phó.

Đăng ngày: 04/03/2020
Khoa học phát hiện ra những con virus khổng lồ với khả năng

Khoa học phát hiện ra những con virus khổng lồ với khả năng "ăn cắp" đặc tính loài khác

Điều đặc biệt là loài virus này không chỉ to về kích cỡ, chúng còn sở hữu một số lượng các cặp gen rất lớn.

Đăng ngày: 03/03/2020
Dự kiến tới năm 2021, nhân loại sẽ có vựa lúa chịu mặn nổi trên mặt biển đầu tiên

Dự kiến tới năm 2021, nhân loại sẽ có vựa lúa chịu mặn nổi trên mặt biển đầu tiên

Công ty Agrisea đang nghiên cứu và phát triển cây lúa có thể chịu được nước mặn.

Đăng ngày: 02/03/2020
Dù sống thọ tới 80.000 năm tuổi, sinh vật lớn nhất và lâu đời nhất thế giới vẫn đang chết dần

Dù sống thọ tới 80.000 năm tuổi, sinh vật lớn nhất và lâu đời nhất thế giới vẫn đang chết dần

Đây là một trong những sinh vật lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Nó nằm trong Khu bảo tồn rừng quốc gia hồ Fish ở Utah, Hoa Kỳ và là một cây dương có tên là Pando.

Đăng ngày: 01/03/2020
Tại sao có một số cây lại rỗng thân?

Tại sao có một số cây lại rỗng thân?

Chúng ta thường thấy có một số cây già lâu năm, mặc dù thân rỗng nhưng cành lá vẫn xanh tươi. Vậy cây làm thế nào để sống được khi bị rỗng thân?

Đăng ngày: 28/02/2020
Tại sao bị muỗi đốt lại sưng và ngứa rất lâu?

Tại sao bị muỗi đốt lại sưng và ngứa rất lâu?

Muỗi là một trong những loài côn trùng gây hại khó chịu nhất đối với con người, đặc biệt chúng thường sinh sôi nhiều trong mùa hè.

Đăng ngày: 27/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News