Phát hiện mạch nước ngầm phun trào cao nhất thế giới tại Yellowstone
Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ USGS mới đây đã tiết lộ mạch nước ngầm khổng lồ phun trào với tốc độ kỷ lục tại khu vực núi lửa Yellowstone có tên là Geyser.
USGS đã tiết lộ mạch nước ngầm Geyser đang phun trào với tốc độ "kỷ lục".
Ẩn mình trong Công viên Quốc gia Yellowstone, Geyser là mạch nước phun trào hiện đang hoạt động mạnh nhất thế giới. USGS đã xác nhận, kể từ tháng 3 năm 2018 cho tới nay, đây là lần phun trào với tốc độ kỷ lục thứ 2 của mạch nước ngầm này. Một bài nghiên cứu đã được công bố nhằm giải thích những nguyên nhân gây ra hiện tượng phun trào năng lượng bí ẩn này.
Theo quan sát, mạch nước Geyser đã phun trào 15 lần tính từ năm 1985 tới 2017. Các ghi chép lịch sử cho thấy mạch nước ngầm luân phiên giữa 2 trạng thái: không hoạt động và hoạt động dữ dội, và khoảng thời gian phun trào nổi tiếng của nó đã kéo dài đến cả thập kỷ. Hai giai đoạn hoạt động gần đây nhất diễn ra vào những năm 1960 và 1980.
Geyser - mạch nước có mức độ phun trào cao nhất thế giới.
Mức độ hoạt động của mạch nước Geyser đang được theo dõi gần như chính xác tuyêt đối, các tín hiệu phun trào được ghi lại bằng các thiết bị ghi nhiệt độ trong kênh nước chảy, máy đo địa chấn và thiết bị đo luồng của USGS. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra các tính độ cao cực đại của các vụ phun trào bằng "bẫy bong bóng". Những suối nước nóng có "bẫy bong bóng" sâu thường có nhiều vụ phun trào hơn vì nước được tích trữ sâu hơn các mạch phun khác. Điều này dẫn đến việc có nhiều năng lượng hơn để cung cấp cho những vụ phun trào.
Khối lượng phun trào lần này được phát hiện đã vượt quá 134 đến 538 mét lập phương. Theo lý thuyết về lượng nước chính xác thì 250 m3 bằng xấp xỉ 1/10 của một bể bơi cỡ Olympic. Để so sánh, khối lượng vụ phun trào của các mạch nước trong Yellowstone thường nhỏ hơn 30 mét khối. Điều làm các nhà địa chất ngạc nhiên là lượng nước phun ra từ Geyser không tương quan với khoảng thời gian trước. Nhiều quá trình địa chất có thể ảnh hưởng đến các khoảng thời gian phun trào của mạch nước, chẳng hạn như động đất, thời tiết khắc nghiệt và dòng nước ngầm. Ở Yellowstone còn có một chút hiệu ứng theo mùa khi mùa đông dài và mùa hè ngắn.
Một đợt phun trào khổng lồ đã diễn ra tại khu vực này vào năm 2018.
Báo cáo của USGS cho thấy điều này rất có thể là do sự thay đổi áp suất trong bề mặt của Trái đất. Một cuộc khảo sát địa chất cho biết: "Dòng chảy có thể được coi như một đại lượng thô cho lượng mưa trong khu vực, tuy nhiên từ năm 1960 tới 2019, lưu lượng mưa không tương quan với mức độ hoạt động của các mạch ngầm. Động đất có lẽ cũng không có vai trò gì trong việc kích hoạt lại nguồn nước. Các cơn địa chấn đã xảy ra ở phía tây lưu vực phun trào của mạch Norris vào mùa hè năm 2017 và tháng 2 năm 2018, nhưng không có trận động đất nào đủ mạnh để làm rung chuyển mặt đất và ảnh hưởng đến các mạch nước ngầm. Không có mạch nước nào khác được kích hoạt trở lại trong thời gian gần đây nước ngoại trừ giai đoạn hoạt động ngắn ngủi của mạch nước Geyser vào cuối năm 2017, cũng như nồng độ clorua hoặc sulphat, có thể cho thấy đầu vào của nhiệt hoặc khí, làm tăng nước ra khỏi lưu vực Geyser".
Các nhà quan sát của USGS Yellowstone đã thống kê được 128 vụ phun trào lớn diễn ra tại mạch nước phun từ tháng 3 năm 2018 đến cuối năm ngoái. Các nhà nghiên cứu núi lửa đã viết: "Thoạt đầu điều này có vẻ không ấn tượng lắm - Geyser có thể phun trào nhiều lần chỉ trong vòng chưa đầy chín ngày - nhưng đối với lần này, một con tàu khổng lồ thực sự đã được đưa lên khỏi mặt đất, đó là một kỳ tích đáng kinh ngạc". Các vụ phun trào của Geyser thường xuyên có khả năng phun nước lên cao 380ft (116m) trên bầu trời Yellowstone.
- 3 tàu vũ trụ cùng tới sao Hỏa trong tháng 2
- Xác ướp lưỡi vàng 2.000 năm tuổi xuất hiện ở Ai Cập
- Xe buýt tự lái hạng nặng đầu tiên ở Bắc Mỹ