Xác ướp lưỡi vàng 2.000 năm tuổi xuất hiện ở Ai Cập
Các nhà khảo cổ phát hiện ra xác ướp có lưỡi vàng tại khu chôn cất 2.000 năm tuổi ở Ai Cập.
Các nhà khảo cổ tiến hành khai quật tại di chỉ Ai Cập cổ đại Taposiris Magna phát hiện được.
16 xác ướp trong những ngôi mộ bằng đá, trong đó có một ngôi mộ xác ướp lưỡi bằng vàng.
Xác ướp có chiếc lưỡi vàng được bảo quản trong tình trạng tốt.
Nhóm nghiên cứu suy đoán rằng sau khi cắt bỏ lưỡi trong quá trình ướp xác, và được thay thế bằng vật thể dát vàng để người quá cố có thể nói chuyện với thần chết Osiris ở thế giới bên kia.
Các ngôi mộ có niên đại khoảng 2.000 năm, phổ biến trong thời đại Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Trong các ngôi mộ có một số xác ướp, dù các bộ phận đã xuống cấp, nhưng mặt nạ tang lễ bằng đá vẫn còn nguyên vẹn. Điều này cho phép nhóm nghiên cứu xem từng người có ngoại hình như thế nào.
Xác ướp có chiếc lưỡi vàng được bảo quản trong tình trạng tốt, hộp sọ và hầu hết cấu trúc vẫn còn nguyên vẹn. Vật thể bằng vàng sáng lấp lánh bên trong miệng bộ xương.
Cuộc khai quật do các chuyên gia tại Đại học Santo Domingo dẫn dắt, họ đã làm việc tại địa điểm này trong gần một thập kỷ.
Nhóm nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra một số đồng xu bên trong Đền Taposiris Magna có khắc hình khuôn mặt của Nữ hoàng Cleopatra VII.
Ngoài ra, các bức tượng và khuôn viên cho thấy vua Ptolemy IV đã xây dựng ngôi đền ngoạn mục này.
Ptolemy IV Philopator trị vì Ai Cập từ năm 221 đến năm 204 trước Công nguyên. Ông là người quan tâm thực hiện nhiều lễ kỷ niệm và nghi lễ xa hoa. Người ta cho rằng sự suy tàn của triều đại Ptolemaic bắt nguồn từ ông.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p
