Xe buýt tự lái hạng nặng đầu tiên ở Bắc Mỹ
Công ty New Flyer có trụ sở ở Minnesota, Mỹ, đang phát triển một chiếc xe buýt tự động cấp độ 4 có khả năng chở tới 80 hành khách.
Phương tiện mang tên Xcelsior AV có thiết kế dài 12,5 m, chứa 40 ghế ngồi, cùng chỗ cho hành khách đứng và xe lăn. Nó chạy hoàn toàn bằng pin điện và sử dụng công nghệ tự lái độc quyền AutoDrive được phát triển bởi công ty Robotic Research. Khi đi vào hoạt động, dự kiến trong năm tới, Xcelsior AV sẽ là chiếc xe buýt không người lái hạng nặng đầu tiên ở Bắc Mỹ.
Xe buýt tự lái cấp độ 4 của New Flyer. (Ảnh: New Flyer).
Theo New Flyer, Xcelsior AV đáp ứng các yêu cầu đối với phương tiện tự động cấp độ 4, trên thang năm cấp độ của Hiệp hội Kỹ sư Ôtô Mỹ, có nghĩa là nó có thể hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người nhưng chỉ trong những khu vực được thiết lập sẵn, khác với mức 5 - cấp độ mà phương tiện có thể tự lái hoàn toàn trên mọi tuyến đường và ở mọi điều kiện thời tiết, ánh sáng.
Công nghệ tự lái AutoDrive cho phép xe buýt lập bản đồ và điều hướng môi trường thông qua radar, camera và LIDAR (phương pháp đo khoảng cách tới mục tiêu bằng cách chiếu tia lazer vào mục tiêu đó và thu nhận các xung phản xạ bằng cảm biến). Nhờ đó, phương tiện có thể phát hiện người đi bộ, xe cộ và các vật thể khác bằng tầm nhìn 360 độ trong cả điều kiện ban ngày lẫn ban đêm. Xcelsior cũng có thể giao tiếp với các phương tiện và cơ sở hạ tầng thông minh khác như đèn giao thông và tín hiệu dành cho người đi bộ.
Nguyên mẫu Xcelsior AV chạy thử nghiệm ở Connecticut. (Video: New Flyer).
Xcelsior AV là dự án hợp tác giữa New Flyer với cơ quan giao thông vận tải bang Connecticut. Phương tiện sẽ đưa đón hành khách dọc theo các tuyến đường trung chuyển giữa hai thành phố New Britain và Hartfort. Theo New Atlas, nó có thể hoạt động liên tục 362 km trong một lần sạc. Nguyên mẫu đầu tiên của Xcelsior AV hiện đã bắt đầu chạy thử nghiệm trên một tuyến đường dài 14,4km.
"Xe buýt tự động có tiềm năng cải thiện mô hình giao thông, đem lại lợi ích không chỉ cho người sử dụng phương tiện công cộng mà còn cho toàn bộ cơ sở hạ tầng", Chủ tịch Robotic Research Alberto Lacaze nhấn mạnh. "Xcelsior AV chính là mảnh ghép còn thiếu của giải pháp giao thông thông minh an toàn hơn, sạch hơn, hiệu quả hơn và dễ tiếp cận hơn cho công chúng".

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Các nhà khoa học Nhật cấy ghép máy móc vào gián, bắt chúng phải phục vụ con người
Nhóm nghiên cứu cho biết, những con gián cyborg (nửa gián nửa máy) này có thể vận chuyển đổ đạc xung quanh nhà, vẽ mọi thứ trên giấy, .v.v.v

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
