Phát hiện mới gây chấn động về thời điểm xuất hiện các vì sao

Các vì sao đầu tiên xuất hiện trên bầu trời 560 triệu năm sau vụ nổ lớn (Big Bang), thời điểm được coi là mốc ra đời của vũ trụ, muộn hơn 140 triệu năm so với thông tin được công nhận cho đến nay.

Các nhà khoa học sau khi nghiên cứu số liệu mà vệ tinh Planck của châu Âu thu thập được, đã đi đến kết luận làm thay đổi toàn bộ kiến thức về thời điểm ra đời các vì sao.


Ảnh: BBC

Planck đã giúp nhóm nhà khoa học châu Âu "bắt được" những bức xạ phông vũ trụ (Cosmic Microway Background, CMB) trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2013. CMB là những dạng vật chất còn sót lại từ vụ nổ lớn và cho đến nay vẫn còn quét qua Trái Đất, chúng mang thông tin về những điều kiện sơ khai của vũ trụ. Từ đó, các nhà khoa học có thể xác định được tuổi, hình dáng và các thành tố cấu thành CMB, cũng như những biến đổi trong vũ trụ "sinh ra" những nguyên tố nặng đầu tiên.

Cho đến nay, giới khoa học và toàn bộ nhân loại vẫn cho rằng các tinh tú phát sáng đầu tiên xuất hiện khoảng 420 triệu năm sau vụ nổ lớn.

Lãnh đạo dự án vệ tinh Planck George Efstathiou cho biết, với khám phá mới nêu trên, thời điểm này sẽ phải lùi lại 140 triệu năm, một khoảng cách thời gian không lớn nếu so với tuổi của vũ trụ (khoảng 13,8 tỷ năm), nhưng sẽ thay đổi đáng kể nhận thức của giới khoa học về những sự kiện vũ trụ then chốt ở buổi đầu mới hình thành.

Vệ tinh quan sát vũ trụ Planck là dự án của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), được phóng từ sân bay vũ trụ Kourou (trên đảo Guyana thuộc Pháp) vào năm 2009. Hiện các nhà khoa học vẫn tiếp tục giải mã các thông tin do Planck thu thập được và chuyển về Trái Đất.

Những dấu hiệu hình thành các vì sao đầu tiên vào thời điểm 420 triệu năm sau Big Bang được kính thiên văn WMAP của Mỹ phát hiện hồi đầu năm 2000. Tuy nhiên, sau đó kính thiên văn Hubble đã cung cấp những thông tin "phản bác". Những khác biệt trong quan sát thiên văn đã dẫn đến rất nhiều lý thuyết sai lầm về nguồn gốc các lỗ đen vũ trụ và sự hình thành các vì sao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News