Phát hiện mới giúp chứng minh lý thuyết về hố đen

Các nhà thiên văn học Mỹ thuộc trường Đại học California (Los Angeles, UCLA, Mỹ) ngày 4/10 cho biết đã phát hiện một ngôi sao có quỹ đạo di chuyển rất gần hố đen khổng lồ ở tâm của dải Ngân Hà.

Đây sẽ là bằng chứng quan trọng giúp các nhà khoa học chứng minh lý thuyết tương đối tổng quát và các dự đoán trước đây của nhà bác học lừng danh Albert Einstein về quy luật các hố đen làm lệch quỹ đạo không gian và thời gian.

Ngôi sao mới có tên là S0-102, di chuyển xung quanh hố đen chỉ mất 11 năm rưỡi/vòng tính theo thời gian Trái Đất, nhanh gấp nhiều lần so với chu kỳ của hầu hết các ngôi sao di chuyển quanh hố đen trong dải Ngân Hà, thường mất ít nhất là 60 năm hoặc lâu hơn. Quỹ đạo chuyển động của sao S0-102 quanh hố đen được xem là ngắn nhất từ trước tới nay, vượt qua cả sao S0-2 được phát hiện trước đó với tốc độ 16 năm.

Phát hiện sao mới sẽ giúp các nhà khoa học tìm thấy sự liên kết chung giữa sao S0-102 và S0-2, lần đầu tiên làm hé lộ vị trí thật sự của quỹ đạo không gian và thời gian gần một hố đen. Phương pháp này vốn không thể thực hiện được nếu chỉ có một ngôi sao.

Từ phát hiện mới này, các nhà khoa học cũng hy vọng sẽ tìm thấy bằng chứng về các rung động nhỏ trong quỹ đạo khi hai ngôi sao di chuyển gần hơn quanh hố đen. Bằng việc quan sát quỹ đạo của các ngôi sao, các nhà khoa học sẽ thấy được rõ nhất hiện tượng chúng bị tác động bởi độ lệch của không gian và thời gian trước lực hút cực mạnh của hố đen, giống như lý thuyết và sự dự đoán của nhà vật lý Einstein.

Trưởng nhóm nghiên cứu của UCLA, bà Andrea Ghez, người quan sát hố đen kể từ khi phát hiện ra chúng năm 1998, cho biết các dữ liệu về ngôi sao thứ hai này là chìa khoá quan trọng cho công trình nghiên cứu vũ trụ, đồng thời là cánh cửa mới mở ra những khám phá sâu hơn và chính xác hơn về hố đen và sự hình thành, phát triển của vũ trụ huyền bí.

Hố đen là những phần còn lại của một ngôi sao khổng lồ đã chết do tự sụp đổ vào bên trong, chứa lực hấp dẫn cực mạnh khiến cả ánh sáng cũng không thể thoát khỏi. Hố đen không thể được nhìn thấy trực tiếp, nên chỉ có thể phát hiện chúng dựa vào lực hút và những hiện tượng xảy ra tại khu vực xung quanh nó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News