Phát hiện mới giúp giải thích lý do động vật có vú có thính lực tốt hơn

Giờ đây, các nhà khoa học đã xác định các giai đoạn tiến hóa nói trên ở hóa thạch của một loài mới được tìm thấy, sống cách đây 125 triệu năm ở nơi hiện nay là Đông Bắc Trung Quốc. Đây thực sự là mắt xích còn thiếu trong chuỗi tiến hóa.

Các phát hiện trên đã được công bố trên tạp chí Science ngày 5/12 và được các nhà chuyên môn ca ngợi là một bước ngoặt trong nghiên cứu cổ sinh học.

Ông Guillermo Rougier, một chuyên gia sinh học về tiến hóa tại Đại học Louisville, không tham gia nghiên cứu trên, đánh giá: "Đây là một loạt bằng chứng tuyệt vời", đồng thời cho biết thêm rằng các mẫu vật mà nhóm trên nghiên cứu "rất hấp dẫn".

Ông Jin Meng thuộc Viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia Mỹ tại New York, giải thích nghiên cứu mới dựa trên hóa thạch của 6 con vật riêng rẽ, gồm các động vật có vú nguyên thủy từ đầu kỷ Phấn trắng mà họ gọi là "Origolestes lii", sống bên cạnh những con khủng long, và có vẻ ngoài và kích cỡ như động vật gặm nhấm.

Phát hiện mới giúp giải thích lý do động vật có vú có thính lực tốt hơn
Cá heo định vị bằng tiếng vang. (Ảnh: straitstimes.com).

Động vật bò sát sử dụng xương hàm của mình để nhai và truyền âm thanh bên ngoài thông qua sóng rung tới não bộ, khác với hệ thống thính giác tinh tế và phức tạp hơn nhiều ở các động vật có vú, vốn sử dụng các loại xương búa, xương đe và xương bàn đạp trong lỗ tai để tiếp nhận âm thanh (ở người) hay định vị bằng tiếng vang (đối với cá heo).

Các nhà khoa học đã giả định rằng việc tách biệt hệ thống nhai và nghe như vậy đã xóa bỏ các ràng buộc về cơ học giữa hai tiến trình, cho phép các động vật có vú vừa có thể đa dạng hóa chế độ ăn uống, vừa cải thiện được khả năng nghe của mình.

Qua các hình ảnh chụp cắt lớp (CT) và các kỹ thuật hình ảnh khác, nhóm nghiên cứu do Trung Quốc đứng đầu nói trên đã có thể mô tả chi tiết các mẫu vật, trong đó có cấu trúc của các xương và sụn phụ trách chức năng thu nhận âm thanh, không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa xương với xương ở các loài động vật trước đây.

Ông Jin Meng cho bết: "Giờ đây chúng ta đã có bằng chứng hóa thạch về thời điểm tiến hóa, khẳng định cho giả thuyết trên". Trong khi đó, chuyên gia Rougier cho biết các hóa thạch phát hiện được là "kho báu"cho các nhà nghiên cứu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá hoàng đế tạo ra loài mới do

Cá hoàng đế tạo ra loài mới do "giao phối nhầm"

Họ Cá hoàng đế Cichlid sinh sống trong môi trường nước ngọt ở châu Phi vô tình tạo ra loài mới do giao phối nhầm với loài khác.

Đăng ngày: 07/12/2019
Vì sao loài chim này lại được gọi là “Chiến đấu cơ có lông”?

Vì sao loài chim này lại được gọi là “Chiến đấu cơ có lông”?

Sở hữu tốc độ lên đến 322 km/giờ, chim Cắt lớn chính là loài động vật nhanh nhất hành tinh. Sau khi được chiêm ngưỡng cách loài chim này ra đòn chớp nhoáng trên không, bạn sẽ hiểu tại sao nó lại được gọi là “Chiến đấu cơ có lông”.

Đăng ngày: 06/12/2019
Sinh nhật lần thứ 15 của Medusa, con trăn nuôi dài nhất thế giới

Sinh nhật lần thứ 15 của Medusa, con trăn nuôi dài nhất thế giới

Con trăn gấm, hay trăn mắt lưới, Medusa giờ đây đã dài 8 m, nặng gần 160 kg và trở thành con trăn nuôi dài nhất được sách kỷ lục thế giới Guinness công nhận.

Đăng ngày: 06/12/2019
Rắn hổ mang rượt người đi xe máy suốt 2km để trả thù

Rắn hổ mang rượt người đi xe máy suốt 2km để trả thù

Người thanh niên trẻ tuổi trải qua một phen thất kinh sau khi sơ ý chạy xe máy qua đuôi rắn hổ mang và bị con vật đuổi theo suốt quãng đường dài.

Đăng ngày: 05/12/2019
Sau đòn hiểm của mãng xà kịch độc, rắn đuôi chuông “chết không kịp ngáp“

Sau đòn hiểm của mãng xà kịch độc, rắn đuôi chuông “chết không kịp ngáp“

Nổi tiếng với nọc độc gây chết người nhưng khi gặp phải rắn moccasin, loài rắn nước Bắc Mỹ duy nhất có độc, rắn đuôi chuông phải nhận kết cục bi thảm.

Đăng ngày: 05/12/2019
Lươn điện thắp sáng cây Giáng sinh ở Mỹ

Lươn điện thắp sáng cây Giáng sinh ở Mỹ

Du khách đến thủy cung Tennessee có thể bị sốc khi biết rằng cây Giáng sinh đang được thắp sáng từ nguồn năng lượng tái tạo khác thường - một con lươn điện.

Đăng ngày: 05/12/2019
Chim ở Bắc Mỹ nhỏ dần đi vì biến đổi khí hậu

Chim ở Bắc Mỹ nhỏ dần đi vì biến đổi khí hậu

Một nghiên cứu gần 40 năm trên hàng chục ngàn con chim chết vì bay trúng các tòa nhà cao tầng ở Chicago (Mỹ) nhận thấy kích thước của chúng nhỏ dần theo thời gian vì biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 05/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News