Phát hiện mới trên sao Kim: Hai núi lửa phun trào dung nham!

Các nhà khoa học đã phát hiện 2 dòng dung nham lớn, ngoằn ngoèo chảy ra từ hai góc khác nhau trên sao Kim.

Ngày 27-5, Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết bằng cách phân tích dữ liệu từ sứ mệnh Magellan của NASA, các nhà khoa học đã xác định được 2 ngọn núi lửa phun trào trên sao Kim vào đầu thập niên 1990, theo Xinhua.


Sao Kim và nơi núi lửa hoạt động được đánh dấu màu đỏ ở khu vực Sif Mons.

Cụ thể, theo báo New York Times, bằng cách sử dụng phần mềm hiện đại để nghiên cứu dữ liệu của sứ mệnh Magellan, các nhà khoa học đã phát hiện 2 dòng dung nham rõ ràng: một dòng chảy xuống sườn Sif Mons (một ngọn núi lửa hình khiên rộng) và một dòng khác uốn lượn qua phần phía tây của Niobe Planitia (một khu vực có nhiều núi lửa).

Quản lý bởi Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA ở nam California, sứ mệnh Magellan đã lập bản đồ 98% bề mặt sao Kim trong giai đoạn từ năm 1990-1992 và cung cấp những hình ảnh chi tiết nhất về sao Kim đến nay, theo NASA.

Phát hiện mới nhất này dựa trên phát hiện lịch sử hồi năm 2023 đối với các hình ảnh từ radar khẩu độ tổng hợp của tàu Magellan. Những hình ảnh radar này là bằng chứng trực tiếp đầu tiên về một vụ phun trào núi lửa gần đây trên hành tinh này.

Bằng cách so sánh hình ảnh radar của tàu Magellan theo thời gian, các nhà nghiên cứu đã phát hiện những thay đổi gây ra bởi dòng đất đá nóng chảy từ dưới bề mặt sao Kim lấp đầy miệng núi lửa và tràn xuống sườn.

Tàu vũ trụ Magellan, còn được gọi Venus Radar Mapper (Sứ mệnh lập bản đồ sao Kim bằng radar) là một tàu vũ trụ không người lái nặng 1.035kg được phóng bởi Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ vào ngày 4-5-1989.

Magellan là tàu vũ trụ đầu tiên chụp ảnh toàn bộ bề mặt sao Kim và khám phá về hành tinh này. Ngay cả khi tàu vũ trụ này lao vào bầu khí quyển sao Kim và bốc cháy vào năm 1994, nó vẫn còn thu thập dữ liệu.

Được biết các nhà khoa học nghiên cứu các núi lửa còn hoạt động để hiểu làm thế nào phần bên trong của một hành tinh có thể hình thành lớp vỏ, thúc đẩy quá trình phát triển và ảnh hưởng đến khả năng sinh sống.

Theo NASA, việc phát hiện ra hoạt động núi lửa gần đây trên sao Kim mang lại cái nhìn có giá trị về lịch sử của hành tinh này và lý do tại sao nó đi theo con đường phát triển khác so với Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 02/07/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/07/2025
Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"

Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Đăng ngày: 01/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News