Phát hiện mới trong cơ chế "đập cánh giữa không trung" của loài muỗi
Bạn có hay, tiếng vo ve bên tai chúng ta là biểu hiện của cách di chuyển vô cùng độc đáo và có chút "lập dị" của muỗi.
Đôi khi những tiếng vo ve của muỗi văng vẳng bên tai thực sự đủ khiến người ta "phát điên". Lúc này, bạn chỉ ước có ngay chiếc vợt để "nướng" nó hoặc dùng ngay đôi bàn tay đập muỗi đến "tép" cho bõ ghét.
Nhưng bạn có thắc mắc sao con muỗi bé tí vậy mà tiếng vo ve kia lại "khủng" đến vậy không?
Số ra mới nhất của tạp chí Nature mới đây đã công bố những phát hiện mới trong việc nghiên cứu cách thức những con muỗi bay.
Nhờ việc sử dụng 8 máy quay tốc độ cao, nhóm nghiên cứu đã quan sát được cách thức di chuyển của muỗi từ nhiều góc độ khác nhau. Từ đó, họ dễ dàng phân tích được từng nhịp khi chúng vỗ cánh và theo dõi luồng không khí di chuyển xung quanh cánh.
Nhóm khoa học đã vạch ra được hai điểm đặc trưng mà chỉ có ở muỗi mà không loài động vật biết bay nào khác có được.
Đôi cánh "thần thánh" với biên độ đập là 40 độ, giúp chúng di chuyển với vận tốc "fast and furious" 700mhz. Biên độ này đã xuất sắc đạt kỉ lục thấp hơn cả biên độ nhỏ nhất mà nhóm nghiên cứu chưa từng tìm thấy ở những loài biết bay nào khác.
Biên độ và vận tốc "đỉnh" như vậy đã góp phần tạo nên ba cơ chế vô cùng khác biệt ở muỗi.
Đầu tiên, cánh muỗi có thể nâng lên hạ xuống thoăn thoắt là nhờ vào hệ thống lốc xoáy được tạo ra ở phần cánh trước. Và để tiếp sức cho việc lên xuống liên tục này, môt hệ thống lốc xoáy ở cánh sau sẽ xuất hiện.
Cánh muỗi có thể nâng lên hạ xuống thoăn thoắt là nhờ vào hệ thống lốc xoáy được tạo ra ở phần cánh trước.
Nhưng giải "độc đáo" nhất lại thuộc về cơ chế thứ ba. Đó chính là cơ chế xoay - rotate linh hoạt và nhịp nhàng của cánh trước và cánh sau.
Đôi cánh của muỗi có thể giải quyết hai vấn đề cùng một lúc mà không cần vận nội công xoay toàn bộ cánh.
Đầu cánh và chân cánh khi xoay sẽ đảm bảo mỗi lần nâng cánh sẽ ăn khớp với một nhịp đập. Bằng cách này, muỗi có thể tối đa hóa việc đánh nhanh thắng nhanh, tiêu diệu đối tượng với đôi cánh tương đối ngắn của mình.
Từ kết quả này, nhóm khoa học đã chỉ ra hai nét đặc trưng vô cùng tự nhiên và hoang dã trong kho tàng quan điểm về tiến hoá: "Dường như muỗi bay không khác gì trong tự nhiên và không có bất kỳ mục đích thực sự nào trong hệ sinh thái tổng thể".

Hoa trong suốt khi gặp mưa
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Trung Quốc phát hiện loại nấm có khả năng "tiêu hóa" nhựa dẻo
Các nhà nghiên cứu đến từ Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) mới đây đã xác định một loại nấm có khả năng

Loài gián còn một khả năng cực kỳ đáng sợ mà đến bây giờ chúng ta mới biết
Với nhiều người, sinh vật đáng sợ nhất trên đời chính là gián. Chúng xấu xí, siêu bẩn, đẻ nhiều mà lại còn sống dai.

Ngỡ ngàng những giống chuối kì lạ và bí ẩn nhất thế giới
Chuối đỏ, chuối hồng, chuối kẻ sọc, chuối xanh lam... được liệt vào danh sách những giống chuối kỳ lạ nhất thế giới với những hình thù và màu sắc không như bình thường.

"Trố mắt" những côn trùng kì quái tồn tại trên Trái đất
Liên tục biến đổi hình dạng, màu sắc để phù hợp với môi trường sống khắc nghiệt trên Trái Đất. Ngày càng có nhiều loại côn trùng kì quái được các nhà khoa học khám phá.
