Phát hiện mới về khứu giác của muỗi Anopheles
Các nhà khoa học vừa phát hiện được một đặc điểm quan trọng về khứu giác của muỗi Anopheles gambiae, mở ra cơ hội chế tạo chất xua đuổi hoặc dẫn dụ muỗi hiệu quả hơn, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi bệnh sốt rét.
Trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Current Biology (Mỹ), một nhóm chuyên gia quốc tế đã lập được sơ đồ chi tiết của cơ quan cảm thụ mùi mà muỗi Anopheles sử dụng để tìm con người hút máu và truyền bệnh sốt rét.
Qua đó, các nhà khoa học đã phát hiện khả năng tiếp nhận mùi nhạy bén của xúc tu, một bộ phận xuất phát từ đầu muỗi. Cùng với râu, xúc tu này giúp muỗi Anopheles có khả năng ngửi và nếm.
Những nghiên cứu trước đây về muỗi Aedes aeqypti, tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết và sốt vàng da, cho thấy xúc tu của loài muỗi này có chứa những tế bào cảm thụ rất nhạy cảm với khí CO2 và Octenol – một thành phần có trong mồ hôi của con người. Nhưng trong nghiên cứu mới này, các chuyên gia nhận thấy xúc tu của muỗi Anopheles không chỉ nhạy cảm với những hóa chất đó, mà nó còn có những tế bào cảm thụ khác để nhận ra những mùi đặc trưng khác của con người.
![]() |
Xúc tu của muỗi Anopheles cũng rất nhạy cảm với CO2 và Octenol, nhưng nó lại có những tế bào cảm thụ khác giúp muỗi tiếp nhận những mùi đặc trưng khác của con người. (Ảnh: malariajournal.com) |
Theo nhóm nghiên cứu, muỗi Anopheles sử dụng xúc tu để phát hiện mục tiêu từ xa; còn trong những pham vi gần, nó dùng vòi để cảm nhận.
Biết được cơ chế mà muỗi Anopheles sử dụng để phát hiện và tấn công con người, các chuyên gia có thể tạo ra các chất mới để xua đuổi chúng hoặc dẫn dụ chúng vào bẫy để tiêu diệt, góp phần hạn chế bệnh sốt rét – một căn bệnh hiểm nghèo mang tính phổ biến nhất hiện nay.
Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư sinh học Laurence Zwiebel, thuộc Trường Đại học Vanderbilt, cho biết họ đang thiết kế chất dẫn dụ muỗi Anopheles bằng cách tác động vào các bộ phận tiếp nhận trong cơ quan cảm thụ khứu giác của chúng. Qua chất dẫn dụ này, muỗi sẽ bị đưa vào bẫy và không thể tìm con người để tấn công.
![]() |
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phát triển một chiến lược sử dụng hóa chất để ngăn ngừa sự truyền bệnh sốt rét do muỗi Anopheles gây ra. (Ảnh: umn.edu) |
Theo ông, nghiên cứu này lấp đầy một khoảng trống lớn về hiểu biết khoa học đối với hệ thống khứu giác của muỗi. Đa số những nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào đặc điểm sinh lý và sinh học phân tử của râu và vòi của muỗi Anopheles, mà ít chú ý đến xúc tu của chúng.
Là một phần của chương trình “Những thử thách lớn” của “Sáng kiến Y tế toàn cầu”, nghiên cứu này được thực hiện nhằm phát triển một chiến lược sử dụng hóa chất để ngăn ngừa sự lây truyền bệnh sốt rét do muỗi Anopheles gây ra.
Hiện nay, khoảng 40% dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt rét. Hàng năm, bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến 500 triệu người; riêng ở châu Phi, mỗi năm có hơn 700.000 trẻ em chết vì bệnh sốt rét.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi các chuyên gia thuộc 2 trường đại học Vanderbilt và Yale ở Mỹ, trường Đại học Wageningen của Hà Lan, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Y tế Ifakara ở Tanzania, và Hội đồng Nghiên cứu y khoa của Gambia.
Quang Thịnh
Theo Science Daily, Press Association, Scenta, VietNamNet

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".
