Phát hiện mới về quái vật xà đầu long có khả năng sống ở hồ Loch Ness

Hóa thạch của loài bò sát thời tiền sử được tìm thấy trong hệ thống sông 100 triệu năm tuổi ở sa mạc Sahara của Morocco.

Điều này cho thấy một số loài trước đây được cho là sinh vật nước mặn, có thể đã sống trong các hệ thống nước ngọt, BBC đưa tin hôm 27/7.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Bath nhận định rằng có vẻ “hợp lý” khi một con plesiosaur có thể sống sót trong hồ Scotland.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng loài bò sát cổ dài thời tiền sử này đã chết cùng với khủng long cách đây 66 triệu năm.


Hình mô phỏng cho thấy plesiosaur đang lần tránh một động vật săn mồi khác. (Ảnh: Tiến sĩ Nick Longrich).

Xương và răng của những con plesiosaur trưởng thành dài 3 m và xương cánh chi trên của plesiosaur non dài 1,5 m đã được tìm thấy ở đáy sông kỷ Phấn trắng.

Tiến sĩ Nick Longrich, từ Trung tâm Tiến hóa Milner của Đại học Bath, cho biết: “Chúng tôi không thực sự biết lý do loài plesiosaur lại sống trong nước ngọt”.

“Có một chút tranh cãi, nhưng ai có thể nói rằng vì chúng tôi - các nhà cổ sinh vật học - luôn gọi chúng là "loài bò sát biển" nên chúng phải sống ở biển? Rất nhiều loài động vật biển đã xâm chiếm môi trường nước ngọt”.

Trong khi các loài động vật biển như cá voi và cá heo đi lang thang trên sông - để kiếm ăn hoặc vì chúng bị lạc - số lượng hóa thạch cho thấy điều này khó có thể xảy ra trong trường hợp của plesiosaur.

Các nhà khoa học cho rằng một khả năng có thể xảy ra là plesiosaur sống được cả ở môi trường nước ngọt và nước mặn.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bath, Đại học Portsmouth và Đại học Hassan II ở Morocco đã góp công vào phát hiện này.

Plesiosaur do thợ săn hóa thạch Mary Anning lần đầu tìm thấy vào năm 1823. Đây là loài bò sát có đầu nhỏ, cổ dài và bốn chân chèo dài, được mệnh danh là quái vật biển cổ dài.

Hóa thạch của plesiosaur đã truyền cảm hứng cho việc tái tạo lại Quái vật hồ Loch Ness.


Xương hóa thạch của plesiosaur được tìm thấy trong hệ thống sông 100 triệu năm tuổi ở sa mạc Sahara của Morocco. (Ảnh: BBC).

Hồ nước ngọt này, ở phía tây nam của Inverness, được hình thành trong thời kỳ băng hà ở Great Glen hơn 10.000 năm trước.

Tiến sĩ Longrich nói thêm: “Những bộ xương biệt lập thực sự cho chúng ta biết rất nhiều điều về hệ sinh thái cổ đại và động vật trong đó. Chúng phổ biến hơn rất nhiều so với bộ xương, chúng cung cấp nhiều thông tin hơn để nghiên cứu”.

“Xương và răng được tìm thấy rải rác và ở các địa phương khác nhau, không phải là một bộ xương. Vì vậy, mỗi phần xương và mỗi chiếc răng thuộc một con vật khác nhau. Chúng tôi có hơn một chục con vật khác nhau trong bộ sưu tập này”.

Về truyền thuyết quái vật, các nhà khoa học cho biết ở một mức độ nào đó, thật hợp lý khi một plesiosaur có thể sống sót trong vùng nước của hồ.

Họ nói thêm: "Nhưng hồ sơ hóa thạch cũng cho thấy rằng sau gần 150 triệu năm, những con plesiosaur cuối cùng đã chết cùng lúc với loài khủng long".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 07/05/2025
Kỹ thuật mới giúp giải phóng

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi

Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Đăng ngày: 29/04/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News