Phát hiện mới về vaccine ngừa HIV

Nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ dựa trên tế bào miễn dịch được biến đổi gene từ cơ thể bệnh nhân nhiễm HIV.

Cho đến ngày nay, HIV vẫn là bệnh chưa có vaccine và thuốc điều trị. Virus này vẫn đang lây nhiễm cho hàng triệu người trên thế giới và khó có thể ngăn chặn bằng các kháng thể thông thường.

Mới đây, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Scripps, Mỹ, phát hiện phương pháp điều chế vaccine mới để phòng, ngừa HIV/AIDS. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Communications.

Phương pháp của nhóm dựa trên các tế bào miễn dịch được biến đổi gene từ cơ thể bệnh nhân. Các nhà khoa học thực hiện thí nghiệm trên chuột. Họ đã thành công khi chuột tạo ra các kháng thể trên diện rộng có tác dụng vô hiệu hóa virus, ngăn ngừa lây nhiễm HIV.

Phát hiện mới về vaccine ngừa HIV
Các kháng thể từ tế bào B (đã được biến đổi gene) tiếp cận một hạt HIV (màu xanh lam) để vô hiệu hóa nó. (Ảnh: Nature Communications).

Theo tiến sĩ James Voss, Viện Nghiên cứu Scripps, năm 2019, nhóm của ông đã chứng minh có thể lập trình lại các gene kháng thể của tế bào B trong hệ thống miễn dịch. Nguyên lý mà nhóm đưa ra là sử dụng CRISPR để các tế bào cùng tạo ra một loại kháng thể trung hòa. Loại kháng thể này thường được tìm thấy trong các bệnh nhân HIV hiếm gặp.

Nghiên cứu mới của nhóm cho thấy các tế bào B (đã được lập trình) sau khi đưa vào cơ thể có hiện tượng nhân lên để phản ứng việc tiêm chủng. Từ đó, chúng hình thành các tế bào ghi nhớ, plasma, tạo kháng thể miễn dịch trong thời gian dài.

Nhóm nghiên cứu cũng chứng minh rằng các gene được thiết kế thậm chí mang lại hiệu quả chống virus cao hơn. Theo ông Voss, đây là lần đầu tiên con người chứng minh được tế bào B biến đổi có thể tạo ra phản ứng kháng thể bền vững trên động vật.

Ông Voss hy vọng dự án của họ sẽ tiếp tục phát triển và điều chế thành công vaccine ngừa HIV hay cách chữa trị cho bệnh nhân. Chuyên gia này cho biết thêm các tế bào ban đầu để tạo ra vaccine trên có thể lấy dễ dàng từ mẫu máu của bệnh nhân. Tuy nhiên, cách làm này dựa trên gene tế bào miễn dịch của người nhiễm HIV nên nó là thách thức với nhóm nghiên cứu. Họ vẫn đang tìm ra cách tiếp cận mới và an toàn hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hội chứng khiến cương dương nhiều giờ

Hội chứng khiến cương dương nhiều giờ

Hội chứng Priapism, còn gọi cương cứng kéo dài, là tình trạng dương vật cương không tự chủ trên 4 giờ, thuộc bệnh lý cấp cứu tối khẩn.

Đăng ngày: 23/11/2020

"Bổ âm tráng dương" mùa lạnh theo cách người Trung Quốc

Theo chuyên gia dinh dưỡng, mấu chốt của việc dưỡng sinh mùa đông là bổ âm tráng dương.

Đăng ngày: 23/11/2020
Giới khoa học Israel tuyên bố tìm ra cách có thể

Giới khoa học Israel tuyên bố tìm ra cách có thể "cải lão hoàn đồng"

Các nhà khoa học của Đại học Tel Aviv và Trung tâm Y tế Shamir tuyên bố họ đã thành công khi đảo ngược quá trình lão hóa ở một nhóm người cao tuổi.

Đăng ngày: 23/11/2020
Tin được không: Rửa rau, trái cây và thịt với nước 50 độ C sẽ ngon ngọt hơn

Tin được không: Rửa rau, trái cây và thịt với nước 50 độ C sẽ ngon ngọt hơn

Rau và trái cây thường còn dư lượng thuốc trừ sâu, vì vậy chúng phải được làm sạch trước khi chế biến và ăn. Mới đây, các chuyên gia sức khỏe ở Nhật Bản đã công bố

Đăng ngày: 21/11/2020
Bảo tồn đất than bùn có thể ngăn ngừa các bệnh mới lây sang người

Bảo tồn đất than bùn có thể ngăn ngừa các bệnh mới lây sang người

Trong một báo cáo mới, các nhà khoa học cho rằng các khu vực đất than bùn nhiệt đới hầu như đã bị bỏ qua vì là nơi tiềm ẩn cho các loại bệnh mới lây nhiễm từ động vật sang người.

Đăng ngày: 21/11/2020
Muối hạt và ngải cứu chữa đau vai gáy hiệu quả

Muối hạt và ngải cứu chữa đau vai gáy hiệu quả

Một kg muối hạt rang nóng đựng vào túi vải, rải một lớp lá ngải cứu lên trên sau đó chườm vào cổ, vai, gáy giúp giãn cơ, giảm đau.

Đăng ngày: 20/11/2020
Phơi nhiễm chì lúc nhỏ làm tổn hại sức khỏe não bộ tuổi trung niên

Phơi nhiễm chì lúc nhỏ làm tổn hại sức khỏe não bộ tuổi trung niên

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra, việc phơi nhiễm chì khi còn nhỏ có liên quan đến sự suy giảm kích cỡ một số vùng trong não và giảm chỉ số thông minh (IQ) ở tuổi trung niên.

Đăng ngày: 20/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News