Phát hiện một hành tinh giống trái đất, có thể có sự sống
Các nhà khoa học tại viện nghiên cứu “Institut Pierre Simon Laplace” có trụ sở tại Paris Pháp cho biết họ đã phát hiện ra một hành tinh có các điều kiện gần giống Trái Đất cách hệ mặt trời của chúng ta 20 năm ánh sáng.
Hành tinh mới được phát hiện này được đặt tên là Gliese 581 được cho là có các điều kiện cơ bản giống Trái Đất như sự diện diện của các đại dương và hoạt động mưa. Nhiều nhà khoa học đưa ra nhận xét rằng hành tinh Gliese 581 có thể có cư dân sinh sống. Bầu trời của hành tinh này có màu đỏ và hơi tối tăm, không xanh như hành tinh của chúng ta.
Người ta dự đoán trọng lực của hành tinh Gliese 581 mạnh gấp 2 lần trọng lực của Trái Đất. Tuy nhiên, sinh vật sống như con người có thể không thể tồn tại được ở đây bởi bầu khí quyển của nó chứa nhiều khí carbon dioxide. Dẫu vậy, người ta vẫn cho rằng có thể có các cư dân hay hình thái sự sống khác tồn tại được trên bề mặt hành tinh này.
Giả thuyết này càng được củng cố sau khi một máy tính cực mạnh có thể tạo ra các điều kiện khí hậu mô phỏng ngoài Trái Đất đã khẳng định rằng hành tinh Gliese 581thực sự có khả năng tồn tại sự sống.
Những chuyên gia thiên văn học hy vọng rằng phát hiện này sẽ mở đường cho những phám khá tìm kiếm sự sống giữa các hành tinh ngoài vũ trụ.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
