Phát hiện mũi tên thời Đồ Đồng đẽo từ thiên thạch

Sau khi quét khu vực rộng bằng Thụy Sĩ để tìm cổ vật làm từ sắt thiên thạch, các nhà nghiên cứu phát hiện một đầu mũi tên rèn từ kim loại ngoài hành tinh.

Mô tả phát hiện trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Journal of Archaeological Science, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Bern giải thích cách họ tìm kiếm bộ sưu tập khảo cổ quanh hồ Biel và tình cờ tìm thấy đầu mũi tên. Nặng 2,9g và dài 39,3mm, đầu mũi tên có nguồn gốc từ khu định cư Mörigen ở thời Đồ đồng, tồn tại vào giữa năm 900 đến 800 trước Công nguyên, IFL Science hôm 28/7 đưa tin.


Đầu mũi tên có thể rèn từ thiên thạch ở cách đó 1.600km. (Ảnh: Thomas Schüpbach/Journal of Archaeological Science).

Bản chất thiên thạch của sắt dùng để rèn mũi tên được xác nhận bởi sự tồn tại của đồng vị nhôm-26, chỉ xuất hiện trong vật thể ở ngoài khí quyển Trái đất. Nhóm nghiên cứu cũng xác định đầu mũi tên chứa hợp kim đặc biệt giữa sắt và nickel cũng chỉ có trong thiên thạch. Cặn lắng từ chất kết dính cổ đại, nhiều khả năng là hắc ín bạch dương, lưu lại trên vật thể, hé lộ đầu mũi tên có thể từng gắn vào cán dài. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chưa rõ vũ khí được dùng để săn bắn hay chiến đấu.

Do Mörigen nằm cách di chỉ thiên thạch Twannberg chưa đầy 8km, thiên thạch này dường như là ứng cử viên rõ ràng cho nguồn sắt dùng trong đầu mũi tên. Tuy nhiên, sau khi phân tích món cổ vật, nhóm nghiên cứu nhận thấy mật độ nicken và germanium không khớp với thiên thạch Twannberg. Khi kiểm tra kỹ hơn, họ xác định vũ khí được rèn từ loại thiên thạch mang tên IAB. Thành phần khoáng chất chứng tỏ thiên thạch có khối lượng ít nhất hai tấn trước khi rơi qua khí quyển.

Trong số các thiên thạch IAB từ châu Âu, 3 thiên thạch có cấu tạo hóa học phù hợp với đầu mũi tên Mörigen gồm Bohumilitz (Cộng hòa Czech), Retuerte de Bullaque (Tây Ban Nha) và Kaalijarv (Estonia). Chỉ có thiên thạch Kaalijarv đâm xuống Trái đất trong thời Đồ đồng và là ứng cử viên chắc chắn nhất cho nguồn sắt trong đầu mũi tên.

Ước tính rơi xuống đất từ năm 1870 đến năm 1440 trước Công nguyên, những mảnh vỡ của thiên thạch Kaalijarv có thể rơi rải rác giữa các cộng đồng địa phương. Do Mörigen ở cách Kaalijarv khoảng 1.600km, nhóm nghiên cứu kết luận phát hiện của họ chứng minh sắt thiên thạch được sử dụng và buôn bán dưới thời Đồ đồng ở Trung Âu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Gặp điều kỳ quặc này, bạn có thể là

Gặp điều kỳ quặc này, bạn có thể là "con lai" của loài người khác

Các nhà khoa học đã phát hiện thêm một khác biệt giữa những người Homo sapiens thuần chủng và những người có liên quan đến cuộc hôn phối dị chủng với một loài người khác tận 60.000 năm trước.

Đăng ngày: 19/02/2025
Sống gần con người, một sinh vật đang

Sống gần con người, một sinh vật đang "tiến hóa ngược", não lớn bất thường

Trong vòng 150 năm qua, một sinh vật thường hiện diện bên cạnh con người đã lặng lẽ phát triển hộp sọ và bộ não lớn hơn một cách khó hiểu.

Đăng ngày: 18/02/2025
Nguyên nhân sốc khiến đế chế Maya bốc hơi: Cảnh báo về tận thế có thật

Nguyên nhân sốc khiến đế chế Maya bốc hơi: Cảnh báo về tận thế có thật

Một nhóm nghiên cứu đã kết hợp rất nhiều hồ sơ lịch sử với các phân tích mới về hài cốt người Maya trong thời kỳ cuối của đế chế, chỉ ra một dạng ngày tận thế mà chính chúng ta cũng có thể đối mặt trong tương lai.

Đăng ngày: 18/02/2025
Tháp đá nghìn tấn 3.500 năm chưa từng được dựng lên

Tháp đá nghìn tấn 3.500 năm chưa từng được dựng lên

Tháp đá đồ sộ nặng 1.168 tấn, cao khoảng 42m, có những vết nứt do một sự cố thời xưa và không thể dựng lên làm tượng đài.

Đăng ngày: 16/02/2025
Đi tìm nguồn gốc ngôn ngữ chung của một nửa dân số thế giới, trải khắp Á-Âu

Đi tìm nguồn gốc ngôn ngữ chung của một nửa dân số thế giới, trải khắp Á-Âu

Ngày nay, gần một nửa dân số thế giới nói ngôn ngữ Ấn-Âu như ngôn ngữ thứ nhất.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News