Phát hiện mỹ phẩm của phụ nữ quyền quý thời Tây Thi
Các nhà khảo cổ phát hiện bảy hộp đựng đồ làm đẹp của phụ nữ quyền quý thời Chu.
Theo Chinanews ngày 12/3, Viện Nghiên cứu Khảo cổ tỉnh Sơn Tây phát hiện chín ngôi mộ với hơn 500 cổ vật trong quá trình khai quật, tu sửa di tích lịch sử ở huyện Viên Khúc. Các ngôi mộ được cho của gia tộc quyền quý thời Chu (triều đại phong kiến sau nhà Thương, trước nhà Tần). Trong chín ngôi mộ có ba mộ dành cho phụ nữ, ở đây chứa bảy hộp đồng trạm trổ công phu.
Các cổ vật được khai quật ở tỉnh Sơn Tây. (Ảnh: Guancha).
Sau nhiều tháng nghiên cứu, Viện nghiên cứu khảo cổ tỉnh Sơn Tây cùng các giáo sư khoa Khảo cổ và Nhân loại học của Đại học Khoa học Trung Quốc công bố kết quả phân tích tàn dư từ bảy hộp đồng, trong đó chứa các thành phần như: mỡ động vật, tinh dầu tuyết tùng (Cedrene), Curcumin (chất trong củ nghệ), chu sa, khoáng vật cacbonat...
Các nhà khảo cổ cho rằng người cổ đại dùng mỡ động vật thêm tinh dầu thực vật, tạo màu bằng chu sa để làm mỹ phẩm chăm sóc da, đồ trang điểm. Đây là một trong cổ vật mỹ phẩm sớm nhất được tìm thấy ở Trung Quốc. Trước đây, nhiều nước trên thế giới phát hiện cổ vật làm đẹp từ mỡ trung tính. Các nhà khảo cổ Anh từng công bố đồ dùng làm đẹp từ thời La Mã cổ đại với các thành phần từ mỡ động vật, tinh bột...
Tranh "Tây Thi" của họa sĩ Ôn Tố Khiết. (Ảnh: 163).
Tờ Guancha cho rằng phát hiện về mỹ phẩm thời Chu chứng thực ý văn về làm đẹp của phụ nữ cổ đại trong tác phẩm Hàn Phi Tử của Hàn Phi - học giả sinh ra trong gia đình quý tộc thời Chiến Quốc. Ông viết: "Có ca tụng, ngưỡng mộ thế nào cũng không thể làm bản thân đẹp như Mao Tường, Tây Thi. Chi bằng biết dùng mỡ, phấn... để làm bản thân đẹp hơn".
Phát hiện mỹ phẩm thời Chu thu hút chú ý của nhiều người dùng Weibo, tài khoản Achen nhận hơn 6.000 like khi bình luận: "Xem ra trí tuệ của người cách đây hơn 2.000 năm cao hơn so với tưởng tượng của chúng ta". Tài khoản Xiaoxiao viết: "Phụ nữ ưa điệu là bẩm sinh, di truyền đời này qua đời khác". Một số người đùa: "Hay là có ai thời hiện đại xuyên không mang mỹ phẩm về thời đó".

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
