Phát hiện nền văn minh 40.000 tuổi do nhiều loài người cùng tạo nên

Một kho công cụ, tác phẩm điêu khắc vừa được khai quật tại miền núi phía Bắc Trung Quốc, hé lộ về một nền văn minh chưa từng biết trong đó những hominin cổ đại chuyên khai thác đất son và chế tạo những lưỡi kiếm đá.

Theo Science Alert, địa điểm khảo cổ Xiamabei mang đến cái nhìn hiếm hoi về cuộc sống của những Homo sapiens cổ đại cùng những người họ hàng đã tuyệt chủng, có thể đã cùng sinh sống trong khu vực cách đây 40.000 năm.

Phát hiện nền văn minh 40.000 tuổi do nhiều loài người cùng tạo nên
Các công cụ vừa được khai quật - (Ảnh: Fa-Gang Wang, Francesco d'Errico).

Di chỉ mới được phát hiện nằm trong lòng chảo Nihewan, một vùng trũng ở vùng núi phía Bắc Trung Quốc. Các dấu tích của nền văn minh cổ đại ẩn trong lớp trầm tích sẫm màu cách mặt đất 2,5 mét, là một kho tàng bao gồm hơn 430 bộ xương động vật có vú, bếp củi, bằng chứng vật lý về việc sử dụng và chế biến đất son, hơn 38- tác phẩm điêu khắc, nhiều công cụ và đồ tạo tác bằng đá.

Hai tác giả chính - tiến sĩ Shixia Yang từ Học viện Khoa học Trung Quốc và Viện Max Planck về Khoa học lịch sử nhân loại và giáo sư Francesco d'Errico, Giám đốc Nghiên cứu CNRS, Đại học Bordeaux - cho biết những gì họ tìm thấy thuộc về xưởng sản xuất đất son lâu đời nhất từng được khai quật ở Đông Á.

Cách đất son được dùng để nhuộm màu các công cụ, cũng như cách họ tạo ra nhiều sắc thái đất son khác nhau cho thấy những đặc điểm rất riêng về tính biểu tượng,công nghệ và hành vi, thuộc về một nền văn minh sơ khai riêng biệt.

Loài người nào là tác giả chính của công nghệ chế tác công cụ đất son này vẫn chưa rõ, bởi không có hóa thạch người trực tiếp nào được tìm thấy. Các bằng chứng quanh đó cho thấy cả Homo sapiens, người Neanderthals và Denisovans đều có thể hiện điện tại đây, thậm chí là cùng chung sống bởi như đã biết, các loài này vẫn thường xuyên hôn phối dị chủng.

Nghiên cứu vừa công bố trên Nature.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Điện báo thủy lực: Phương tiện liên lạc đường dài thời cổ đại

Điện báo thủy lực: Phương tiện liên lạc đường dài thời cổ đại

Vào thế kỷ 4 trước Công nguyên, một người Hy Lạp tên là Aeneas đã sáng chế ra máy điện báo thủy lực có thể giúp con người liên lạc ở khoảng cách xa. Cách thức chế tạo và vận hành thiết bị này khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả giao tiếp rất cao.

Đăng ngày: 06/03/2022
Phát hiện cho thấy: Trái đất có thêm 2 loài khủng long bạo chúa mới

Phát hiện cho thấy: Trái đất có thêm 2 loài khủng long bạo chúa mới

Dựa trên 40 bộ xương khủng long bạo chúa từng được khai quật, các nhà khảo cổ đã cho thấy Trái Đất phải có tới 3 loài khủng long bạo chúa chứ không phải 1.

Đăng ngày: 05/03/2022
Phát hiện về hóa thạch thằn lằn 52 triệu năm hé lộ

Phát hiện về hóa thạch thằn lằn 52 triệu năm hé lộ "bí ẩn sốc"

Một phát hiện mới nhất về loài thằn lằn cổ đại đã được công bố bởi nhóm nghiên cứu người Trung Quốc đang gây chú ý 'mạnh' tới giới khoa học trên thế giới.

Đăng ngày: 04/03/2022
Xác ướp người đàn ông 2.000 năm còn nguyên vẹn hé lộ lễ hiến tế rùng rợn

Xác ướp người đàn ông 2.000 năm còn nguyên vẹn hé lộ lễ hiến tế rùng rợn

Thi thể người đàn ông đã được phát hiện trong vũng than bùn ở Lindow Moss gần Wilmslow, Cheshire, Anh.

Đăng ngày: 04/03/2022
Khai quật 31 ngôi mộ La Mã 2.000 năm ở Dải Gaza

Khai quật 31 ngôi mộ La Mã 2.000 năm ở Dải Gaza

Các công nhân xây dựng tình cờ tìm thấy một loạt ngôi mộ từ thời La Mã cổ đại ở thành phố Beit Lahia, phía bắc Dải Gaza.

Đăng ngày: 03/03/2022
Quét CT

Quét CT "thần vệ nữ Willendorf": Phát hiện bí mật choáng về báu vật vô song

Chất liệu cấu thành thần vệ nữ Willendorf - bức tượng cổ kỳ lạ từng khiến giới khoa học bối rối suốt nhiều năm.

Đăng ngày: 03/03/2022
Phát hiện ca phẫu thuật tai đầu tiên từ hộp sọ cổ cách đây 5.300 năm

Phát hiện ca phẫu thuật tai đầu tiên từ hộp sọ cổ cách đây 5.300 năm

Mới đây, các nhà khảo cổ học ở Tây Ban Nha đã phát hiện ra bằng chứng sớm nhất về việc phẫu thuật tai được thực hiện trên người.

Đăng ngày: 03/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News