Phát hiện ngôi đền cự thạch 3.000 năm tuổi ở Peru

Các nhà khoa học công bố phát hiện một ngôi đền cổ thờ phụng thần nước, từng là nơi diễn ra những nghi lễ cầu cho đất đai màu mỡ.

Phát hiện ngôi đền cự thạch 3.000 năm tuổi ở Peru
Ngôi đền 3.000 năm tuổi ở Peru nhìn từ trên cao. (Ảnh: AFP).

Những tàn tích còn sót lại của một ngôi đền cự thạch trải dài hơn 40m được tìm thấy địa điểm Huaca El Toro, gần con sông Zana Valley ở vùng Lambayeque, cách thủ đô Lima của Peru khoảng 800km. Các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều khối đá, hệ thống cầu thang cùng một quảng trường lớn bên trong ngôi đền, ước tính có niên đại từ năm 1500 trước Công nguyên đến năm 29 sau Công nguyên.

"Đây là kiến trúc cự thạch duy nhất từng được phát hiện ở Lambayeque", Tiến sĩ Walter Alva, trưởng nhóm nghiên cứu nhấn mạnh. "Ngôi đền hướng về phía núi và là nơi diễn ra những nghi lễ quan trọng cầu cho đất đai màu mỡ".

Nhóm nghiên cứu cho biết đã tìm thấy nhiều bàn thờ, được mô tả là "bàn thờ nước điển hình", và một cột trụ tròn chứa bằng chứng về sự lắng đọng của nước mưa. Bên cạnh đó, họ còn khai quật được 21 ngôi mộ chứa nhiều mảnh gốm và vật dụng bằng kim loại như dao, bình đựng nước.

Phát hiện ngôi đền cự thạch 3.000 năm tuổi ở Peru
Ngôi mộ chứa bình đừng nước (trái) và hệ thống cầu thang bên trong ngôi đền. (Ảnh: AFP).

Tuy nhiên, những ngôi mộ chỉ có niên đại từ khoảng năm 1000 đến 1470 sau Công nguyên. Điều này cho thấy ngôi đền đã được người Inca thuộc nền văn hóa Chimú sau này sử dụng lại.

Đây không phải là phát hiện lớn đầu tiên của Walter Alva. Trước đó, vào năm 1987, nhóm nghiên cứu của ông đã tìm thấy lăng mộ của chúa tể Sipan, người cai trị nền văn minh Moche từng phát triển mạnh mẽ ở miền bắc Peru. Năm 2007, Alva phát hiện một bức tranh tường 4.000 năm tuổi, được cho là lâu đời nhất ở châu Mỹ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Một đế chế cổ đại có thể đã sụp đổ vì biến đổi khí hậu

Một đế chế cổ đại có thể đã sụp đổ vì biến đổi khí hậu

Nghiên cứu mới cho rằng chính biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến đế chế Neo-Assyria, siêu cường vùng cận đông tồn tại gần 300 năm, tàn lụi vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 17/11/2019
Loài chim nguyên thủy cùng thời khủng long

Loài chim nguyên thủy cùng thời khủng long

Hóa thạch 120 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Nhật Bản tiết lộ một trong những loài chim cổ xưa nhất trên Trái Đất.

Đăng ngày: 16/11/2019
Bên dưới thủ đô của Mexico là một thủ đô cổ xưa khác

Bên dưới thủ đô của Mexico là một thủ đô cổ xưa khác

Chỉ vài mét phía dưới thủ đô hiện đại của Mexico, một loạt các đền thờ, cung điện và hiện vật từ một vương quốc cổ đại đang được khai quật.

Đăng ngày: 15/11/2019
Loài vượn khổng lồ ở Đông Nam Á thời tiền sử

Loài vượn khổng lồ ở Đông Nam Á thời tiền sử

Gigantopithecus blacki, vượn khổng lồ sống cách đây 9 triệu năm, cao 3 mét và nặng 6 tạ, được coi là loài linh trưởng lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất.

Đăng ngày: 14/11/2019
Xác tàu thời Trung Cổ chìm dưới đáy sông

Xác tàu thời Trung Cổ chìm dưới đáy sông

Các nhà khảo cổ từ Đại học Samara Polytech đến kiểm tra xác tàu nằm ở độ sâu 10 m dưới sông Volga, gần thành phố Samara.

Đăng ngày: 14/11/2019
Một loài người khác tuyệt chủng vì

Một loài người khác tuyệt chủng vì "hôn phối tử thần" với tổ tiên chúng ta

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra sự kiện bất ngờ có thể là nguyên nhân khiến loài người Neanderthals cổ đại tuyệt chủng, khiến địa cầu chỉ còn một loài duy nhất thuộc chi Người – là chúng ta.

Đăng ngày: 13/11/2019
Phát hiện loài khủng long ăn thịt lâu đời nhất

Phát hiện loài khủng long ăn thịt lâu đời nhất

Hóa thạch từ kỷ Tam Điệp được tìm thấy ở Brazil hé lộ một loài khủng long săn mồi hoàn toàn mới đứng ở đỉnh chuỗi thức ăn.

Đăng ngày: 13/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News